Mũi là trung tâm của khuôn mặt nên dù nhìn ở bất cứ góc độ nào nó cũng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung. Tuy nhiên, nâng mũi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ:
1. Sống mũi bị lệch
Trong khi phẫu thuật do tay nghề của bác sĩ không tốt thì việc bóc tách mô tạo khoang để đặt sống mũi có thể không đúng hoặc lệch đối với đường sống mũi thật. Việc sống mũi bị lệch là điều tất yếu sẽ xảy ra. Nếu bạn phát hiện ra sống mũi bị lệch sớm thì bạn có thể nắn chỉnh lại mà không cần phải phẫu thuật lần 2. Nhưng nếu thời gian quá lâu bạn không chỉnh sửa sớm thì bạn chấp nhận phải phẫu thuật lại hoặc bạn phải rút sống nhân tạo ra luôn.
2. Đầu mũi bị bóng đỏ - lộ sống
• Sống mũi nhân tạo không phù hợp : quá dài, quá to, hoặc không thích ứng với cơ thể.
• Sống mũi được đặt không đúng vị trí: dưới da hay dưới màng xương tùy theo từng cơ địa mũi có da dày hay mỏng của từng người.
• Sống mũi nhân tạo quá to hay quá nhỏ : làm sống mũi bị đơ và giả tạo, nhìn thẳng đứng và không đẹp...
Theo thời gian sụn nhân tạo sẽ mài mòn da làm đầu mũi bị bóng đỏ, sống mũi bị lộ.
3. Mũi bị xơ cứng, vôi hóa và biến dạng
Đây là hậu quả nặng nề nhất của phẫu thuật nâng mũi. Việc chỉnh sửa mũi nhiều lần, thường xuyên và làm quá tay của bác sĩ sẽ làm các mô của mũi bị xơ cứng, việc bóc tách tạo khoang sẽ trở nên khó khăn, vết thương sau phẫu thuật lâu lành, có thể chảy máu kéo dài... Thay vào việc có một chiếc mũi thanh thoát thì sẽ là một chiếc mũi bị biến dạng, xấu xí và nhiều biến chứng khó khắc phục.
4. Để lại sẹo sau phẫu thuật
Đây là nguyên nhân thường gặp đến từ cả 2 phía: Bệnh nhân và bác sĩ nâng mũi. Nguyên nhân do bệnh nhân đã ăn uống những thực phẩm gây sẹo... Hoặc do bác sĩ lựa chọn đường mổ không phù hợp, vẫn phẫu thuật khi biết bệnh nhân có cơ địa sẹo và không dặn dò, hướng dẫn bệnh nhân đầy đủ các kiêng cữ,chăm sóc sau phẫu thuật đầy đủ.
5. Nhiễm trùng vết thương
Là trường hợp rất hay xảy ra tại các trung tâm phẫu thuật thẩm mỹ kém chất lượng, các trung tâm hoạt động chui không có đầy đủ các dụng cụ phẫu thuật hay dụng cụ không đảm bảo vô trùng.
Không phải ai cũng có được chiếc mũi hài hòa sau phẫu thuật (Ảnh minh họa).
Bệnh nhân không được hướng dẫn chi tiết và làm đầy đủ các bước trước khi phẫu thuật và chăm sóc sau phẫu thuật. Thuốc uống sau phẫu thuật không đủ liều dùng hay không đúng thuốc.
6. Các nguy cơ khác
Tê đầu mũi kéo dài, mất cảm giác, đầu mũi khô, đóng vảy cứng trong mũi...Đều là các nguyên nhân rất dễ xảy ra nếu bạn quyết định sai hoặc lựa chọn trung tâm phẫu thuật kém chất lượng.
7. Mũi biến dạng vì cắt, độn
Độn mũi quá cao có thể khiến đầu mũi như "mỏ quạ". Cánh mũi bị lệch sau khi thu nhỏ do bác sĩ thiếu kinh nghiệm.
8. Nhiễm trùng mũi, dị ứng chất liệu độn
Chất liệu độn có thể không thích ứng với cơ thể.
Số chị em bị nhiễm trùng mũi, dị ứng chất độn cũng không phải là ít. Trường hợp dị ứng thường xảy ra từ 24-48 tiếng sau phẫu thuật. Để khắc phục, bạn chỉ có lựa chọn là mổ lại.
9. Mũi không "ăn ý" với mặt
Một ca phẫu thuật mũi được coi là thành công khi không để xảy ra những biến chứng. Nhưng điều đó không có nghĩa là phẫu thuật đã đạt kết quả hoàn hảo. Trên thực tế, việc mổ và đặt chất độn nâng mũi một cách an toàn không khó, nhưng làm sao cho chiếc mũi mới tạo ra vừa đẹp vừa hợp lý với khuôn mặt, dáng cằm và cả phong thái... lại không hề đơn giản.
Có những chiếc mũi sau phẫu thuật, nếu nhìn riêng thì rất chuẩn nhưng kết hợp với khuôn mặt lại không phù hợp, giảm sự khả ái của gương mặt. Chẳng hạn chiếc mũi cao không hợp với gương mặt nhỏ nhắn có các nét mềm mại; còn chiếc mũi quá thon lại không hợp nếu đặt trong khuôn mặt quá to, cằm vuông.
Đã có những cảnh báo về biến chứng khi nâng mũi như hiện tượng sưng nề do máu tụ, bị nhiễm trùng, dị ứng chất độn… Cách khắc phục duy nhất cho các trường hợp này là phẫu thuật lại trong khoảng 3-6 tháng sau.
Video cận cảnh một ca nâng mũi:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet