Máy bay có trọng lượng tới cả trăm tấn. Nhiều người sẽ tự hỏi vậy thứ lực khủng khiếp nào có thể nhấc “con quái vật không trung” ấy lên khỏi mặt đất? Câu trả lời chính là lực nâng khí động lực học (còn gọi là lực nâng Joukowski).
Các máy bay phản lực được trang bị động cơ gắn ở 2 cánh. Không khí trộn với nhiên liệu được đốt cháy, sản phẩm khí sau đó thoát ra sẽ tạo lực đẩy máy bay tiến về phía trước. Khi chuyển động, máy bay chịu tác dụng của 4 lực theo các hướng khác nhau gồm: lực kéo cản của không khí, lực hấp dẫn, lực đẩy của động cơ và lực nâng.
Hệ quả vật lý của hiện tượng này là một lực nâng xuất hiện theo hướng từ dưới mặt đất đẩy lên trời. Máy bay càng di chuyển nhanh, lực tăng này càng lớn, cho tới mức lực nâng thắng được trọng lực Trái đất, nhấc bổng cỗ máy khổng lồ hàng trăm tấn lên không trung.
Thu bánh xe lên
Cách thức thiết kế các bánh xe của máy bay là một thí dụ hay của sự khí động hóa. Các bánh xe là cần thiết cho sự cất cánh và hạ cánh, nhưng chúng vẫn dính ở bên ngoài khi máy bay đang bay. Vì thế, không khí liên tục lùa vào các bánh xe và chuyển động xoáy tròn. Nó không thể chảy qua chúng một cách êm ái. Để giải quyết vấn đề này, đa số các máy bay ngày nay có những dụng cụ thu bánh xe lên trong khi bay.
Quá trình máy bay trên không trung
Ngoài cánh nâng chính, máy bay phản lực còn có cánh đuôi ngang (để tạo lực nâng phần đuôi máy bay), cánh tà sau và cánh liệng (là bộ phận cử động được ở phía sau cánh ngang), cánh liệng (thay đổi để khiến lực nâng 2 bên cánh khác nhau), các cánh tà lưng và phanh phí động.
Việc điều chỉnh các cánh này và lực đẩy của động cơ sẽ giúp máy bay giữ thăng bằng trên không trung, cũng như thực hiện nghiêng cánh, đổi hướng sang trái, phải, bay lên bay xuống, thay đổi độ cao khi bay bằng…
Khi hạ cánh
Các máy bay sử dụng một móc đuôi để móc vào các dây hãm chạy ngang trên sàn bay. Các dây hãm này căng ngang trên sàn bay và được gắn vào hai đầu của một xi lanh làm căng sợi cáp, tạo lực cản giúp giảm nhanh tốc độ của máy bay. Hệ thống phanh này có khả năng hãm 1 máy bay nặng 24 tấn và đang ở tốc độ 240km/h chỉ trong 2 giây với đoạn đường băng dưới 100m. Tuy nhiên để móc đuôi ngoắc được vào dây hãm, phi công cần tiếp cận mặt boong chính xác từ góc phải. Có một hệ thống đèn báo giúp phi công thực hiện việc này. Phi công sẽ nhìn thấy các ánh sáng đèn khác nhau tùy thuộc vào góc độ máy bay khi tiếp cận tàu. Khi máy bay tiếp cận mặt boong thay vì giảm công suất đông cơ thì phi công phải tăng công suất lên mức tối đa phòng trường hợp móc đuôi không ngoắc được vào dây hãm thì máy bay có đủ tốc độ để cất cánh lại và tìm cách hạ cánh sau.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet