Nội dung
Nếu bạn từng "cả gan" ăn hết 1 đĩa dứa, thể nào ngay lúc ấy miệng của bạn cũng rát đau khó chịu, và rành rành ngày hôm sau miệng sẽ bị lở vài chỗ trong má hoặc ở nướu răng.

Điều này có thể không xảy ra nếu bạn chỉ ăn vài lát dứa, nhưng vì dứa ngọt mọng nước với tính chất giải khát cao nên khó ai có thể kiềm lòng trước sức hấp dẫn của nó.

Tiến sĩ Paul Takhistov thuộc Đại học Rutgers (Mỹ), cho rằng chính sự kết hợp của một loại enzyme đặc biệt trong dứa và tính chất axit của loại trái cây này là lý do gây nhiệt miệng.

Vì sao dứa là hoa quả sát thủ gây lở miệng

Dứa rất ngon nhưng cũng không hẳn là... vô tội. (Ảnh minh họa: eatthis)

Dứa có 2 đặc điểm khiến nó khác biệt so với những loại trái cây khác:

- Thứ nhất, dứa chứa một enzyme gọi là bromelain. Đây là enzyme chuyên phân giải protein, giúp cơ thể tiêu hóa protein. Tuy nhiên, nếu như dạ dày của chúng ta hoàn toàn thân thiện với loại enzyme này thì miệng của chúng ta lại không. "Vì các kẽ răng không được bảo vệ đầy đủ nên enzyme bromelain trong dứa sẽ phản ứng với lớp nhầy trong miệng", tiến sĩ Takhistov cho biết. 

Lớp nhầy trong miệng có vai trò bảo vệ niêm mạc vòm miệng, lưỡi và má trong. Lớp nhầy này có chứa protein keratin, và bromalain sẽ bắt đầu tương tác với keratin làm xói mòn niêm mạc. 

Vì sao dứa là hoa quả sát thủ gây lở miệng

Bromelain rất tốt cho dạ dày nhưng lại gây hại cho miệng. (Ảnh minh họa: wikihow)

- Nguyên nhân quan trọng thứ hai là tính axit của dứa, với độ pH vào khoảng 3,2 đến 3,5. Khi bromelain làm xói mòn lớp nhầy bảo vệ trong miệng, tính axit của dứa bắt đầu phát tác và gây lở miệng, khiến miệng đau rát.

Tiến sĩ Takhistov cho biết tác dụng 2 tầng này chính là lời giải thích thỏa đáng nhất cho việc ăn nhiều dứa sẽ bị nhiệt miệng. 

Tuy nhiên, những loại trái cây giàu axit khác lại không gây ra vấn đề này. Chẳng hạn, kiwi có độ pH ngang bằng với dứa, nhưng chẳng ai ăn nhiều kiwi mà lại bị nhiệt miệng cả. Chưa kể, đu đủ cũng chứa một loại enzyme phân giải protein rất mạnh mẽ, nhưng nó không có tính axit. Duy chỉ có dứa là kết hợp cả 2 đặc điểm đủ khiến nó trở thành "sát thủ" gây lở miệng. 

Vì sao dứa là hoa quả sát thủ gây lở miệng

Kiwi cũng chua nhưng lại không gây lở miệng như dứa. (Ảnh minh họa: laylita)

Vậy làm sao để ăn dứa mà không bị nhiệt miệng?

Nếu bạn ăn ít thì sẽ ổn thôi, vì nước bọt có khả năng ngăn chặn sự thay đổi độ pH trong miệng. Đây là một cấu trúc quan trọng để bảo vệ men răng, bởi vì nếu môi trường trong miệng là axit thì sẽ gây xói mòn men răng. Đáng tiếc là khi bạn ăn quá nhiều dứa cùng lúc thì nước bọt sẽ khó hoàn thành vai trò của mình. 

Nếu muốn ăn dứa thỏa thích, bạn có thể nướng hoặc trần sơ trước khi ăn. Hai biện pháp này đều dùng nhiệt, có thể loại bỏ phần lớn lượng bromelain trong dứa. Bạn cũng có thể thêm thực phẩm từ sữa, chẳng hạn trộn kem tươi hoặc sữa tươi với dứa. Các protein trong những loại thực phẩm này sẽ hạ sức ảnh hưởng của bromelain. Đồng thời, các thực phẩm từ sữa sẽ tạo thành một lớp phủ trong miệng, giúp trung hòa độ pH.

Vì sao dứa là hoa quả sát thủ gây lở miệng

Bạn có thể nướng dứa ăn, vừa ngon vừa không gây lở miệng. (Ảnh minh họa: centercutcook)

Chúc các bạn ăn dứa ngon mà không bị lở miệng nhé!

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm