Nội dung
Nếu du khách nào đã từng đi máy bay, ngồi gần cửa sổ, có lẽ sẽ để ý thấy một lỗ nhỏ nằm cách cạnh dưới của cửa sổ khoảng vài cm. Chi tiết đặc biệt này được gọi dân dã là “lỗ thở” hoặc “lỗ chảy máu”, có nhiệm vụ cân bằng áp suất trong máy bay.

Khi nhìn kỹ vào cửa sổ của khoang hành khách trên máy bay, bạn sẽ phát hiện ra kính cửa sổ được tạo thành từ 3 lớp riêng biệt, thường được làm bằng vật liệu acrylic. Trong số này, mục đích của lớp acrylic trong cùng (thường được gọi là “lớp chống xước”) là để bảo vệ cho 2 lớp phía ngoài.

Lớp ở giữa (là lớp được đục “lỗ thở”) và lớp ngoài cùng có vai trò quan trọng hơn. Khi máy bay tăng độ cao, áp suất khí bên trong và bên ngoài máy bay đều sẽ sụt giảm, song mức độ giảm áp suất ở phía bên ngoài máy bay sẽ cao hơn rất nhiều – lý do là bởi hệ thống cân bằng áp suất bên trong máy bay sẽ giữ cho áp suất của khoang lái và khoang hành khách ở mức an toàn và dễ chịu cho con người. Trong mọi trường hợp, áp suất bên ngoài máy bay luôn thấp hơn áp suất bên trong máy bay.

Lớp acrylic ở giữa và ở ngoài cùng của cửa sổ máy bay sẽ phải chịu lực do áp suất chênh lệch gây ra. Cả 2 lớp này đều có thể chịu được lực ép của áp suất, song nhờ có “lỗ thở”, chỉ có lớp ngoài cùng phải chịu lực.
Vì sao cửa sổ trên máy bay chỉ là một lỗ nhỏ
 

Marlowe Moncur, giám đốc công nghệ tại GKN Aerospace, một công ty đi đầu trong ngành sản xuất cửa sổ máy bay cho biết:

“Mục đích của lỗ thở nhỏ nằm trên tấm giữa là để cân bằng giữa áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống nằm giữa các tấm acrylic, do đó áp lực của khoang hành khách sẽ chỉ ảnh hưởng tới tấm ngoài cùng”.

Trong trường hợp tấm acrylic ngoài cùng không thể chịu được áp lực (gần như không bao giờ xảy ra) và bị nứt vỡ, tấm giữa sẽ đóng vai trò thay thế cho tấm ngoài. Dĩ nhiên, “lỗ thở” nhỏ trên tấm giữa sẽ cho một luồng khí nhỏ đi qua, song hệ thống cân bằng áp lực của máy bay vẫn có thể dễ dàng giải quyết hiện tượng này.

Bret Jensen, một chuyên viên kỹ thuật hàng không cao cấp tại bộ phận phát triển máy bay thương mại của Boeing cho biết về một công dụng khác của “lỗ thở” nhỏ này: Nó giúp ngăn ngửa hơi ẩm và tuyết bám tụ trên cửa sổ. Điều này lý giải vì sao cửa sổ của bạn không bị mờ đặc mỗi lần máy bay đi qua các đám mây.

Trong những chuyến bay dài, một lớp tuyết mỏng có thể tích tụ trong khu vực xung quanh lỗ thở. Nhiệt độ tại độ cao của chuyến bay có thể giảm xuống tới mức -57 độ C. Hiện tượng tuyết mỏng tích tụ là do “nước ngưng tụ khi khí từ cabin tiếp xúc với bề mặt lạnh của cửa sổ”.

Theo Khoahocthuvi

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

10 địa danh bạn nên đến khi còn trẻ

Khi còn đủ sức để bay lượn, ngao du sơn thủy bạn hãy đi hết nhưng nới bạn muốn đi, để tận hưởng được cuộc sống thú vị như thế nào. Đây là 10 địa danh bạn nên đến nè. Thiên đường hoa...

Xem thêm  

Mờ mờ, ảo ảo một con đường.

Nếu ai đã từng du lịch Đà Lạt - Nha Trang, chắc hẳn phải nhớ 1 con đèo mờ ảo mà khách du lịch thường gọi là đèo Omega. Ngoài ra nó còn biết đến với tên đèo Hòn Giao ( do chạy gần đỉnh núi Hòn...

Xem thêm  

6 bước chuẩn bị cho mỗi chuyến đi

Trong mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài đều phải chuẩn bị đầy đủ r đừng để đi giữa đường mới phát hoảng vì bình xăng sắp cạn, thời tiết xấu hay hành lý quá nặng.Ngoài những vấn đề cơ bản...

Xem thêm  

Đẹp đắm say Colmar mùa thay lá...

Thuở đó nhà tôi cách Colmar chỉ mười lăm phút đi xe. Một năm tôi đến với Colmar năm lần. Ai nghe cũng ngạc nhiên, ngay cả người Colmar, vì nơi này nhỏ lắm. Người ta đến cái thành phố thượng...

Xem thêm