Sau khi phát hiện mang gen đột biến gây ung thư vú và buồng trứng BRCA1 trong cơ thể, Angelina Jolie đã quyết định phẫu thuật cắt bỏ ngực, sắp tới cô sẽ tiếp tục cắt bỏ tử cung.
Gen BRCA1 do các nhà khoa học Australia phát hiện, chiếm tới 65% các nguyên nhân gây ung thư vú ở phụ nữ.
Trong tế bào bình thường, gen BRCA1 VÀ BRCA2 giúp đảm bảo sự ổn định của vật liệu di truyền trong tế bào (DNA) và giúp ngăn ngừa sự phát triển của tế bào có hại.
Tuy nhiên, khi các gen BRCA1 VÀ BRCA2 bị đột biến, nó làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng rất cao. Những gen đột biến có nguy cơ di truyền từ mẹ sang con. Những người đàn ông mang đột biến gen này cũng có nguy cơ cao về bệnh ung thư vú và những bệnh ung thư khác.
Cũng theo nghiên cứu, khoảng 600 phụ nữ Mỹ có gien đột biến BRCA1 hoặc BRCA2. Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết, nếu mang gien đột biến BRCA thì phụ nữ tăng từ 12 đến 60% nguy cơ bị ung thư vú và từ 1,4 đến 40% nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
Trên New York Times, Angelina Jolie bất ngờ tuyên bố cô đã tiến hành hai ca phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ môt ngực và đã cấy mô sinh học để giữ thẩm mỹ vào tháng 4 vừa rồi.
Angelina chia sẻ: "Các bác sĩ nói rằng tôi có 87% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và 50% nguy cơ với bệnh ung thư buồng trứng".
Bức ảnh Angelina Jolie để bạch mã hôn lên bầu núi đôi làm điêu đứng hàng triệu con tim khắp thế giới
Hơn nữa mẹ của Jolie, bà Marcheline Bertrand, từng mắc bệnh ung thư và qua đời năm 2007 khi mới 56 tuổi. Angelina hiểu thực tế này, vì thế cô đã quyết định chủ động giảm thiểu rủi ro càng nhiều càng tốt. Tôi quyết định ngăn chặn bệnh bằng cách cắt bỏ tuyến vú.
"Tôi muốn bắt đầu từ ngực vì nguy cơ ung thư ngực cao hơn ung thư buồng trứng và việc phẫu thuật cũng phức tạp hơn". Angelina cho biết.
Tâm sự trên New York Times Angelina cho biết cô đã rất khó khăn khi phải lựa chọn giải pháp phẫu thuật cắt bỏ vú.
Quá trình phẫu thuật bắt đầu từ ngày 2/2. Bắt đầu từ việc giữ lại đầu vú, sau hai tuần, bác sĩ tiến hành phẫu thuật chính là loại bỏ các mô ngực. Ca mổ diễn ra trong 8 giờ: "Tôi tỉnh dậy với các ống truyền nước và máy móc trên ngực mình. Nó giống như một cảnh trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng vài ngày sau khi phẫu thuật, tôi có thể quay lại cuộc sống bình thường", Jolie kể.
9 tuần sau, cô tiếp tục thực hiện ca phẫu thuật cuối cùng để cấy ghép dựng lại phom ngực và đã có kết quả tốt đẹp. Jolie kết thúc quá trình điều trị vào ngày 27/4.
Nữ diễn viên rất hạnh phúc và cô muốn chia sẻ trải nghiệm này vì có rất nhiều phụ nữ cũng có chung cảnh ngộ với cô: "Tôi muốn nói về điều này với các phụ nữ khác rằng quyết định cắt bỏ ngực là điều không dễ dàng. Tuy nhiên tôi rất hạnh phúc vì đã làm điều đó. Cơ hội tiến triển thành bệnh ung thư vú của tôi giảm từ 87% xuống còn 5%. Tôi có thể nói với các con mình rằng, chúng không cần phải lo lắng sẽ mất mẹ vì bệnh ung thư vú".
Người tình gắn bó của Angelina, tài tử Prad Pitt, coi ngày cô phẫu thuật ngực thực sự là “ngày hạnh phúc đối với gia đình chúng tôi” và cho rằng Angelina “thực sự là anh hùng”.
Angelina cho biết cô chọn không che dấu quyết định này cho riêng mình với hy vọng rằng những phụ nữ khác trên thế giới hãy nên chủ động kiểm tra gene và giữ sức khỏe cho chính mình.
Được biết sắp tới, ngôi sao này sẽ phẫu thuật tiếp buồng trứng.
Trong danh sách những "cư dân" của Hollywood, Angelina không phải là người đẹp đầu tiên cắt bỏ toàn bộ ngực vì nguy cơ ung thư vú. Trong danh sách này còn có: Christina Applegate đã tiến hành cắt bỏ cả hai bầu ngực vào năm 2008 sau khi kiểm tra và phát hiện có gen đột biến BRCA1; nữ diễn viên kỳ cựu Kathy Bates; MC truyền hình xinh đẹp Giuliana Rancic; vợ ngôi sao nhạc rock Ozzy Osbourne kiêm cựu giám giám khảo America's Got Talent - Sharon Osbourne.
Ung thư vú là một căn bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các ung thư của nữ giới ở nhiều nước trên thế giới.
Ung thư vú giết chết 458.000 người mỗi năm, theo Tổ chức Y tế thế giới, chủ yếu là ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nó có thể được điều trị và phòng ngừa. Hiện chi phí xét nghiệm cho BRCA1 và BRCA2 là hơn 3.000 USD ở Mỹ, vẫn còn là một trở ngại cho nhiều phụ nữ.
Tại Việt Nam tỷ lệ mắc ước tính là 17,4/100.000 dân, tại phía Bắc, ung thư vú chiếm hàng đầu trong số các ung thư ở nữ, còn Ở phía Nam, căn bệnh này đứng sau ung thư cổ tử cung. Cho đến nay y học đã đạt được rất nhiều tiến bộ trong nghiên cứu cơ chế sinh bệnh học ung thư vú cũng như các biện pháp điều trị bệnh. Điều trị ung thư vú hiện nay là sự kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp điều trị tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật, tia xạ với các phương pháp toàn thân bằng hóa chất, nội tiết và sinh học.
Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Trong hầu hết trường hợp, cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư vú không có biểu hiện rõ ràng ngay từ đầu. Và đến khi những biểu hiện trở nên rõ rệt thì bệnh ung thư vú ở người phụ nữ đã đi vào giai đoạn trầm trọng, khó chữa khỏi.
Vì vậy, việc tự kiểm tra để sớm phát hiện những bất thường ở ngực là vô cùng cần thiết. Tự kiểm tra hai bên vú hàng ngày là cách tốt nhất giúp chị em sớm phát hiện những khối u bất thường, vùng da có màu khác lạ, xuất hiện mụn... Tất cả những dấu hiệu này đều có thể cảnh báo nguy cơ ung thư vú, và bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ cho bạn chụp quang tuyến vú hoặc các thử nghiệm khác đễ xác định nguyên nhân.
Ngoài những dấu hiệu bên ngoài xuất hiện quanh vú, nếu thấy những biểu hiện sau đây thì bạn cũng chớ nên bỏ qua, vì chúng cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vú nguy hiểm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet