Nói đến đường biên giới, hẳn nhiều người trong chúng ta mường tượng ra hình ảnh của những hàng rào kẽm gai hay quân đội nghiêm trang đứng hai bên canh gác, nhưng bạn có biết, bên cạnh những đường biên giới "khô cứng" như vậy, trên thế giới còn vô vàn đường biên giới kỳ lạ và đáng yêu?
Cùng điểm lại một vài những đường biên giới độc đáo, kỳ lạ như thế qua chùm ảnh dưới đây.
1. Hà Lan - Bỉ: đường biên giới hòa bình đi xuyên nhà dân
Đường biên giới "thân thương" trên được coi là biểu tượng cho sự hòa bình của hai quốc gia ở châu Âu - Bỉ và Hà Lan. Hai thành phố Baarle-Nassau (Hà Lan) và Baarle-Hertog (Bỉ) được phân chia bằng những dấu thập trắng vẽ trên nền gạch lát đường chạy zíc-zắc khắp thành phố.
Điểm thú vị là thay vì một đường biên giới chạy thẳng, hệ thống biên giới của vùng này chạy "không nhịp điệu" và phức tạp đến nỗi, nó có thể đi xuyên qua một căn nhà, một khu vườn hay đường phố bất kỳ. Đặc biệt hơn, bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cafe ở nước này và ngắm nhìn nước láng giềng, thậm chí bước qua bên nước bạn dạo chơi.
2. Mỹ, Canada: đường biên giới cắt ngang nhà hát
Đường biên giới của mỹ và canada vô cùng đặc biệt, nó chia cắt thư viện Haskell Free và nhà hát Opera ra làm hai. Điểm thú vị là sân khấu của nhà hát thì thuộc địa phận Canada nhưng cổng vào và hầu hết ghế ngồi thì nằm bên phía nước Mỹ. Vì thế, nhà hát này có đến 2 địa chỉ, một ở Mỹ và một của Canada.
3. Paraguay, Argentina và Brazil: điểm giao thoa của hai con sông lớn
Điểm giao nhau giữa biên giới 3 nước Paraguay, Argentina và Brazil cũng là điểm "gặp gỡ" của 2 con sông Iguazu và Parana. “Ngã ba biên giới” này thu hút rất nhiều du khách tới tham quan bởi địa thế độc đáo của mình.
Từ đây, khách du lịch có thể nhìn thấy cầu quốc tế Tancredo Neves - nối liền thành phố Puerto Iguazu của Argentina và Foz do Iguaçu của nước láng giềng Brazil.
4. Mỹ - Nga: đường biên giới chênh lệch múi giờ
Đường biên giới Mỹ - nga này là khoảng cách giữa hai hòn đảo ở eo biển Bering. Một hòn đảo lớn thuộc lãnh thổ của Nga, không có người ở và hòn đảo nhỏ nằm phía Mỹ với dân số khoảng 146 người.
Điểm đặc biệt thú vị ở đây là tuy cách nhau chỉ 4km nhưng múi giờ giữa hai hòn đảo lại lệch nhau, chẳng hạn ở đảo nhỏ là 9h sáng thứ 7 thì ở đảo lớn đã là 6h sáng ngày Chủ nhật.
5. Trung Quốc, Nepal: đường biên giới cao nhất thế giới
Chúng ta đều biết rằng, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có một thông tin thú vị mà ít người để ý, đó là đường biên giới giữa Trung Quốc và Nepal nằm giữa ngọn núi Everest. Đây cũng trở thành đường biên giới cao nhất thế giới.
6. Morocco, Tây Ban Nha: đường biên giới hàng rào dây thép
Đường biên giới giữa hai nước Morocco và Tây Ban Nha là những bức tường rào đôi bằng dây thép gai cao tới 3m cùng lính vũ trang canh gác. Sở dĩ đường biên giới này có những bức tường rào thép gai như vậy là bởi đây được coi là cửa ngõ của đường dây nhập cư trái phép và buôn lậu vào châu Âu.
7. Bangladesh, Ấn Độ: đường biên giới chồng chéo
Trong quận Cooch-Behar (Ấn Độ) có khu vực Balapara Khagrabari nằm gọn trong lãnh thổ của Bangladesh.
Nhưng Balapara Khagrabari lại bao quanh một khu đất khác Upanchowki Bhajini của Bangladesh. Chưa dừng lại ở đó, khu đất này của bangladesh lại bao phủ hoàn toàn Dahala Khagrabari của Ấn Độ, tạo ra một sự chồng chéo, hỗn độn khắp vùng.
8. Sudan, Ai Cập: đường biên giới vô thừa nhận
Đường biên giới giữa hai nước sudan và ai cập được coi là vô thừa nhận bởi hiện nay, khu vực Bir Tawil không thuộc chủ quyền của nước nào.
Bir Tawil là khu đất rộng khoảng 2.060 km2, nằm giữa Ai Cập và Sudan. Năm 1899, khi Anh kiểm soát Ai Cập và Sudan, họ đưa ra biên giới giữa 2 nước. Cho đến năm 1902, Anh lại vẽ ra đường biên giới khác với biên giới năm 1899.
Khi Ai Cập và Sudan độc lập, Ai Cập khẳng định lãnh thổ theo đường biên giới năm 1899 còn Sudan đòi chủ quyền theo năm 1902. Vì không có nhiều tài nguyên nên hai bên “nhường” Bir Tawil cho nhau và không bên nào nhận. Ngày nay, Ai Cập vẫn quản lý Bir Tawil nhưng không công nhận vùng này trên bản đồ.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Environmental Graffiti, Listverse...
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet