Từ Sài Gòn đến Vũng Tàu như thế nào?
a. Tuyến đường
- Có 2 hướng đi xuất phát từ T.p Hồ Chí Minh.
+ Cách 1: Từ trung tâm thành phố xuất phát theo hướng hầm Thủ Thiêm > Phà Cát Lái > Nhơn Trạch > Quốc Lộ 51 > Vũng Tàu.
( Lưu ý : Hầm đóng cửa 22h > 5h nếu đi trong khoảng này bạn nhớ đi đường Cầu Sài Gòn để đến phà Cát Lái nhé).
Ưu điểm: Quãng đường ngắn, nhiều trải nghiệm thú vị ( Đi trên phà, xuyên qua rừng cao su xanh mát, tiết kiệm thời gian di chuyển, ..)
Nhược điểm: Nếu đi vào giờ cao điểm dễ bị kẹt xe, thời gian chờ phà lâu, nhiều chốt giao thông.
+ Cách 2: T.p Hồ Chí Minh > Cầu Sài Gòn > Xa Lộ Hà Nội > Cầu Đồng Nai > Ngã 3 Vũng Tàu > Quốc lộ 51> Vũng Tàu.
Ưu điểm: Đường đi thẳng, dân cư đông. Bạn có thể ghé ngang bò sữa Long Thành vừa nghỉ chân, vừa thưởng thức chai sữa bò mát lạnh.
Nhược điểm: Xa lô Hà Nội đang sửa chữa nên đường xấu, bụi. Nhiều xe tải lớn di chuyển gây kẹt xe giờ cao điểm. Quốc lộ 51 có nạn đinh tặc các bạn di chuyển ban đêm chú ý nhé.
Có 1 kinh nghiệm nho nhỏ với cung đường này là chúng ta nên đi vào sáng sớm để: Không bị kẹt xe khúc phà Cát Lái, tránh được chốt giao thông ở Nhơn Trạch và ngắm được cảnh sương sớm tuyệt đẹp ngay đoạn rừng cao su. Trên ql51 có 1 đường tắt ngang qua Làng bè Long Sơn ta có thể vào đây vừa tránh xe lớn lại có cơ hội ngắm cảnh bè nổi, thưởng thức hải sản tươi ngon.
b. Phương tiện
Có thể đến Vũng Tàu bằng nhiều phương tiện: Xe máy, xe hơi, xe khách, tàu siêu tốc...
- Xe máy:
- Bảo dưỡng trước khi đi: Thay nhớt, kiểm tra phanh, vỏ, sên...
- Bộ đồ sửa xe.
- Đổ đầy xăng.
- Xe khách: Hoa Mai, Phương Trang - Giá vé khoảng 100-120k
- Tàu siêu tốc: Xuất phát từ cảng Nhà Rồng (Số 05 Nguyễn Tất Thành, Quận 4) men theo sông Sài Gòn, qua vịnh Gành Rái và cuối cùng là cập bến cảng Cầu Đá, Vũng Tàu. Mỗi ngày có 8 chuyến tàu với thời gian di chuyển ~ 1h30" - Chi phí 200k. Cuối tuần, ngày lễ tăng chuyến từ 12>20 tùy thuộc nhu cầu đi lại của khách du lịch.
c. Một số lưu ý khi lái xe
Trên đường có muôn vàn tình huống xảy ra. Tuy nhiên, bạn cần nắm vững các kỹ thuật sau để xử lý.
- Tốc độ : Ở bất cứ tốc độ nào, hãy giữ nguyên tắc 3 giây với xe đi trước. Nếu họ đột ngột đứng lại, bạn phải có đủ 3 giây để thắng đứng xe. Nếu bạn chỉ chừa cho mình 2 hoặc 1 giây thì hậu quả rất dễ nhận biết.
- Thu hút chú ý : Cho dù ngày hay đêm, bạn vẫn cần phải nổi bật nhất trên đường chạy vì đó là lợi thế. Mở đèn/mặc áo phản quang luôn được khuyến khích. Mở đèn ban ngày không bị phạt tại Việt Nam nhé.
- Vào cua : tuyệt đối không nhìn gần phía mũi xe. Hãy nhìn ra xa và hướng mắt vào đường cua để tránh bị chóng mặt. Bản năng sẽ cho bạn biết cách hạ tốc độ và cắt cua tại góc nào để tăng tốc đi tiếp.
- Đường cát, sình lầy: cứ để mặc xe trôi theo quán tính. Nếu có gắng kìm lái hoặc thắng, bạn sẽ nhanh chóng biết được con đường rộng bao nhiêu mét.
- Lên đèo, xuống đèo : Giữ nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Xe số hoặc xe ga đều có cơ chế hãm tốc độ bằng động cơ khi giảm ga. Nếu bạn cố ý tắt máy để đổ đèo, bạn sẽ có nguy cơ không bao giờ được bật công tắc lần thứ hai.
- Mưa : Để ý nếu có người mặc áo mưa đi ngược chiều, hoặc kiếng xe ô tô ngược chiều bị ướt : mặc áo mưa ngay nhé.
- Đinh tặc: Tìm một chiếc xe tải và giữ khoảng cách an toàn với nó, sau đó đi vào lane của vệt bánh bên phải. Bánh đó sẽ cán bẹp các cây đinh, dọn đường cho bạn đi. Đi sau còn có thể tránh được các xe đột ngột lủi ra từ ngã ba, tránh bọn cướp chơi chiêu giăng dây ngang đường để cướp tài sản.
- Đèn pha ngược chiều : Nếu nhìn thẳng vô đèn pha của xe ngược chiều, bạn sẽ bị mù tạm thời trong ít nhất 2 giây. Nhiêu đó đủ để bạn lủi vào xe trước hoặc xuống ruộng nằm . Vậy khi gặp tình huống đó cần nhìn về bên phải để lấy lằn sơn trắng hoặc bụi cây, cọc tiêu,… làm định vị để giữ nguyên vị trí của mình rồi nhẹ nhàng lướt qua tình huống này
- Chạy nhóm từ 02 người trở lên : đi hàng một và so le nhau. Người tay lái yếu chạy trước về phía phải, người lái vững chạy sau bên trái để che đường. Hãy mở đèn lên cho dù là ban ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả an toàn rất lớn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet