Cụ thể, những trái thanh long to, đẹp chỉ được mua với giá 4 - 5.000 đồng/kg, trái nhỏ hơn có giá chỉ 2.000 đồng/kg, còn hàng hư hỏng nhẹ thì được bán với giá cực thấp, khoảng 1.000 - 1.500 đồng/kg. Với giá bán thấp như vậy, nhiều người trồng thanh long đã chấp nhận phải đổ bỏ những trái thanh long.
Chúng ta đều biết, thanh long là một loại quả ngon, bổ dưỡng và là thành viên của gia đình xương rồng. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao loại quả này lại có tên là thanh long và chúng xuất hiện từ đâu chưa? Cùng tìm hiểu về truyền thuyết xung quanh trái thanh long qua bài viết dưới đây.
Thanh long là một thành viên của gia đình xương rồng, có nguồn gốc từ các nước Trung - Nam Mỹ, Mexico. Hiện nay, thanh long cũng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia...
Tên của loại quả này là thanh long - có nghĩa là " rồng xanh". Sở dĩ chúng có tên như vậy là bởi nhiều người liên tưởng đến hình ảnh những chiếc "vảy" màu xanh bao bọc phía bên ngoài quả, trông giống vảy của loài rồng. Không chỉ vậy, có nhiều tài liệu cũng ghi lại truyền thuyết khá thú vị về loại quả này.
Theo truyền thuyết của Nam Mỹ, quả thanh long được tạo ra từ hàng ngàn năm trước đây, khi thế giới đang bị thống trị bởi các chủng loại rồng.
Nhân loại nhỏ bé chúng ta không thể nào chống lại sức mạnh kinh hoàng của những ngọn lửa đỏ rực hàng ngàn độ phun ra từ miệng của những chú rồng lửa hay dòng nước cực mạnh có thể tạo thành cơn đại hồng thủy của những chú rồng nước.
Nhận thấy không thể chạy trốn mãi, con người đã hợp sức lại với nhau nhằm chống đối lại "kẻ khổng lồ". Với trí thông minh, dũng cảm, mưu lược, con người đã dần tiêu diệt được hầu hết các loài rồng hung bạo.
Nhưng khi phải đối mặt với rồng lửa chúa, dưới ngọn lửa nóng và sức mạnh của "kẻ khổng lồ", không ít người đã bị biến thành tro bụi chỉ trong nháy mắt. Để đối phó với rồng lửa chúa, con người đã tập hợp rất nhiều băng đá xếp xung quanh rồng lửa.
Rồng càng phun lửa mạnh thì băng càng tan nhanh. Chẳng bao lâu sau, rồng đã đắm chìm trong một dòng sông băng. Rồng cố vùng vẫy rồi cũng đuối sức, gục ngã trước mưu trí của con người.
Trước khi chết, rồng chúa đã gắng hết sức thu hồi ngọn lửa bất diệt vào trái tim của mình. Nhiều người tin rằng, ăn thịt của rồng sẽ có sức mạnh của rồng nên mọi người sau khi thấy rồng chết đã cùng nhau xẻ thịt rồng làm chiến lợi phẩm dâng lên vua.
Người dân cũng cùng nhau thưởng thức món thịt rồng để mong có sức khỏe phi phàm. Cuối cùng, chỉ còn lại trái tim đỏ rực của rồng. Vì trước khi chết, rồng đã thu hết năng lượng vào trái tim nên dù rất muốn nhưng không ai có thể cầm, nắm được trái tim đỏ rực kia.
Mọi người bàn nhau chôn quả tim rồng ngay tại vị trí này để đánh dấu một trong những chiến thắng lẫy lừng của họ và như một lời khẳng định sự mưu trí của con người trong cuộc chiến khốc liệt giữa người và rồng.
Thật kỳ lạ là tại điểm chôn quả tim rồng lại mọc lên một loại cây không có lá, thân màu xanh, khi ra có quả màu đỏ rực như trái tim lửa cả rồng. Từ đây, mọi người đặt tên loại quả đó là thanh long.
Phần thịt của quả thanh long có màu trắng hoặc đỏ hồng, bên trong điểm nhiều hạt nhỏ ti ti như hạt vừng đen. Thanh long khi ăn có vị mát, thơm dịu, ngọt vừa phải nên nhiều người đã nhân giống loại quả này. Dần dần, người dân còn chế biến thanh long thành loại nước uống, rượu vang hay làm mứt.
* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Natural Actives, Wikipedia..
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet