Trao đổi với Một Thế Giới về sự đa dạng sinh thái biển Đông, PGS.TS Đỗ Công Thung, viện Tài nguyên và môi trường biển cho biết: Trường Sa có số giống, loài san hô giàu nhất Biển Đông. Đây là một trong những cơ sở cho việc thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên tại quần đảo Trường Sa.
Cụ thể, Trường Sa nằm trong giới hạn vùng có số giống, loài san hô giàu nhất ở Biển Đông, với 84 giống, 382 loài, gồm vỉa trung tâm phát tán san hô và sinh vật biển nhiệt đới ven bờ Philippin - Indonesia vùng phía tây Thái Bình Dương.
Các kết quả điều tra khảo sát vùng biển đảo Trường Sa từ những năm 80 tới nay đã xác định được 2.927 loài sinh vật đã biết ở Trường Sa. Trong đó đặc biệt có hệ sinh thái san hô phân bố trên diện tích rộng khoảng 163.000 km2 có thể ngang với khu bảo tồn san hô lớn nổi tiếng Great Barrier của Australia (rộng khoảng 183.000 km2).
Rùa da khổng lồ (Dermochelys coriacea) ở Trường Sa - ảnh: Kiến Thức |
Khó khăn lớn nhất hiện nay là tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển này cho tới nay còn rất phức tạp, nặng nề. Tham vọng của tất cả các nước hiện còn đang rất lớn chưa có dấu hiệu giảm bớt hoặc sớm có giải pháp hữu hiệu.
Khó khăn thứ hai không kém phần quan trọng là cơ sở hạ tầng, dân sự xã hội ở vùng này còn đang rất thiếu thốn. Giao thông đi lại dân sự, đời sống dân sự, điều kiện cung cấp sinh hoạt, xây dựng …đều gần như chưa được hình thành. Vì vậy, một hoạt động mang tính dân sự ở vùng này hiện nay rất dễ trở thành cô lập, không có được sự hỗ trợ cần thiết để hoạt động bình thường.
Một khó khăn khác về điều kiện tự nhiên, thì đây là vùng biển ở xa bờ, thời tiết chỉ yên tĩnh thuận tiện đi lại trong thời gian ngắn (tháng 3 - tháng 5) trong năm, là trở ngại lớn cho mọi hoạt động ở đây. Trong tình hình hiện nay cơ sở hạ tầng trên các đảo còn chưa được xây dựng, thì yêu cầu vốn đầu tư để có những điều kiện cần cho hoạt động văn hoá khoa học có lợi ích kinh tế sẽ là rất lớn.
Còn với việc xây dựng vùng biển đặc biệt nhạy cảm thì sao, thưa ông? Bởi theo đánh giá của UNESCO đối với giá trị di sản thiên nhiên thế giới cho vùng biển, bờ và các đảo nhiệt đới, thì vùng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nằm trong danh sách ứng cử viên hàng đầu là vùng biển nhạy cảm đặc biệt (PSSA). Và điều này cũng đặc biệt giúp bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo…
Để có thể xác định các vùng biển nhạy cảm thì cần phải nghiên cứu kỹ các tác động kinh tế, xã hội, môi trường ảnh hưởng đến đa dạng sinh học từng cụm đảo thuộc Quần đảo trường Sa. Đây là công việc còn dài và cần nhiều nỗ lực, quan tâm hơn nữa của nhà nước lẫn các nhà khoa học…
Trai tai tượng lớn (Tridacna maxima) ở Trường Sa - ảnh: Kiến Thức |
San hô lỗ đỉnh no-bi (Acropora nobilis) ở Trường Sa - ảnh: Kiến Thức |
Cá Bằng chài axin (Bodianus axillaris) ở Trường Sa - ảnh: Kiến Thức |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet