1. Cung trăng
Cầu vồng là do ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước tích tụ trên cao, xuất hiện phổ biến nhất vẫn là sau cơn mưa, nhưng cung trăng thì hiếm hơn nhiều, nó chỉ xuất hiện vào ban đêm, khi mặt trăng đầy tháng mọc là là thấp. Thác Cumberland, bang Kentucky, Mỹ, là nơi có thể nhìn thấy hiện tượng này nhiều nhất.
2. Ảo ảnh
Ảo ảnh xuất hiện khi ánh sáng bị khúc xạ. Lúc đó, hình ảnh một vật, cảnh vật hoặc bầu trời sẽ xuất hiện giống y đúc cảnh thật ở một nơi khác, nhưng đương nhiên đó chỉ là ảo ảnh. Hiện tượng này thường được thấy trên các bề mặt nóng, như mặt đường hoặc sa mạc.
3. Vầng hào quang
Cũng giống như cầu vồng, vầng hào quang hình thành do ánh sáng chiếu qua các đám mây tầng cao chứa tinh thể băng nên bị khúc xạ. Đôi khi trên vầng hào quang có một vài chỗ sáng hơn hẳn, tạo thành "các Mặt Trời giả". Hiện tượng này cũng xuất hiện ở mặt trăng hoặc những hành tinh sáng, ví dụ như sao Kim.
4. Vành đai sao Kim
Vành đai sao Kim là hiện tượng thường xảy ra vào những buổi chiều tà ở nơi có nhiều khói bụi, giữa bầu trời và đường chân trời sẽ xuất hiện những dải màu hồng nhạt hoặc màu nâu.
5. Mây dạ quang
Mây dạ quang là những đám mây ở tầng cao khí quyển bị khúc xạ ánh sáng mặt trời vào lúc chiều ta khi Mặt Trời đã lặn. Những đám mây này sẽ làm cả bầu trời rực sáng mà không cần bất cứ nguồn năng lượng nào.
6. Cực quang
Ở phía Nam bán cầu, cực quang được gọi là Nam cực quang, Bắc bán cầu là Bắc cực quang. Đây là hiện tượng quang học sinh ra do sự tương tác giữa các hạt mang điện tích từ gió mặt trời tiếp xúc với tầng cao khí quyển Trái đất. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở vĩ độ cao, gần các cực từ.
7. Mặt trăng đổi màu
Do tác động từ các vấn đề khí quyển khác nhau, Mặt Trăng thỉnh thoảng xuất hiện với màu sắc khác nhau như xanh, cam đỏ. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do nhật thực, không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
8. Mây thấu kính
Những đám mây kì lạ này có hình dạng như thấu kính, hình thành dọc theo các dãy núi cao và thường có mối liên hệ đặc biệt với các cơn bão. Những đám mây này có diện tích rất lớn và tồn tại trong khoảng thời gian từ 10 tới 15 phút.
9. Lửa St Elmo
Hiện tượng này là do plasma phát sáng trên các cột buồm tàu hoặc cột thu lôi, trông giống như lửa cháy. Và nó chỉ xuất hiện trong khu vực tích điện của các cơn giông bão. Tên gọi của nó được đặt theo tên của Thánh Elmo, vị thần hộ vệ của các thủy thủ.
10. Mây đứng Pyrocumulus
Mây đứng Pyrocumulus hình thành do không khí bị đốt nóng đột ngột và dữ dội trong khu vực nào đó. Thông thường, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là núi lửa phun trào, cháy rừng và vụ nổ hạt nhân.
11. Cột Mặt trời
Hiện tượng tự nhiên này xảy ra khi Mặt Trời lặn, ánh sáng của nó phản chiếu lên những tầng mây băng giá khác nhau trên tầng cao khí quyển và tạo thành cột ánh sáng cao lên tới bầu trời. Tương tự cũng có thể thấy cột Mặt Trăng.
12. Hiện tượng Virga
Virga là hiện tượng khi các tinh thể băng từ các đám mây rơi xuống nhưng bốc hơi trước khi tới mặt đất, do đó tạo thành các dải như những đường mòn từ trên mây xuống mặt đất. Thỉnh thoảng còn có thể bắt gặp đám mây có nhiều dải trông như một con sứa.
13. Gió Nam cực
Đây là loại gió có không khí đặc quánh thổi từ trên cao xuống do tác động của trọng lực. Ở một số vùng, chúng còn có một số tên gọi khác như Santa Ana (miền nam California), Mistral (Địa Trung Hải), Bora (biển Adriatic), Oroshi (Nhật Bản), Pitaraq (Đảo Băng) và Williwaw (Tierra del Fuego). Loại gió này đặc biệt nguy hiểm, nhất là trên biển, tốc độ thổi 100 hải lý/h (tương đương 185km/h).
14. Cầu vồng lửa
Đây là hiện tượng cực kì hiếm gặp, nó chỉ xảy ra khi Mặt Trời lên tới thiên đỉnh (nằm ở độ cao 58 độ hoặc lớn hơn), ánh sáng của nó phản chiếu qua các tinh thể băng hình đĩa ở một góc độ nhất định trên các đám mây cuộn nằm ở vĩ độ cao. Tùy theo mức độ bẻ cong của ánh sáng mà các tinh thể này có màu sắc khác nhau.
15. Tia chớp lục
Đây là hiện tượng quang học xảy ra rất ngắn ngay sau hoàng hôn (lúc mặt trời lặn hoàn toàn) hoặc trước bình minh. Nó chỉ xuất hiện 1 tới 2 giây ngay trên đỉnh Mặt Trời hoặc giống như tia chớp xanh lá cây phóng lên từ điểm Mặt Trời lặn. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là ánh sáng bị khúc xạ.
16. Sét hòn
Đây là hiện tượng điện trong khí quyển rất hiếm gặp và chưa được giải thích. Với dạng sét hình cầu, thường gắn với các cơn giông, thời gian di chuyển kéo dài hơn so với sét bình thường. Theo một số bản báo cáo trước đây, sét hòn có thể nổ trước khi biến mất và chúng cũng có kích thước đa dạng, có thể có đường kính lên tới vài mét. Sức công phá của sét hòn rất lớn, đã từng có ghi nhận, sét phá hủy toàn bộ một tòa nhà.
Conan (Theo Listverse)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet