Nội dung

Những gã khổng lồ Mỹ đang mất dần quyền lực trong ngành công nghiệp ôtô toàn cầu. Như một quy luật, ở bên kia bờ Thái Bình Dương, một đối thủ đang dần mạnh lên. Đó là tương lai gần. Còn hiện tại, có thể nghe thấy tiếng đe dọa từ những tên tuổi Trung Quốc vốn luôn nuôi tham vọng sở hữu những thành trì đổ nát mà người Mỹ vừa đánh đổ.

Họ làm nản chí mọi người bằng tuyên bố không quan tâm tới những thương hiệu như Volvo của Ford hay Saab của General Motors. Nhưng giới nhà phân tích tin rằng các công ty này đặc biệt "thèm muốn" thị trường Mỹ. Và con bài để thâm nhập sẽ là Detroit (nơi đóng trụ sở của 3 ông lớn GM, Ford và Chrysler).

 trung quốc sẽ là bá chủ xe hơi

Người mẫu Trung Quốc đứng trong gian hàng Chevrolet của GM ở Thượng Hải Motorshow. Trong một kế hoạch gây sốc, GM định mang xe từ Trung Quốc về bán ở Mỹ. Ảnh: AP.

Mua lại những tên tuổi như Hummer hay Saturn giúp Trung Quốc tiếp cận hàng loạt thành tựu về công nghệ. Từ đó đánh bại những đối thủ có kinh nghiệm hàng thế kỷ.

"Công nghệ là điểm mà ôtô Trung Quốc yếu nhất. Họ có thị trường rộng lớn nhưng vẫn thiếu kỹ thuật, phương thức sản xuất, nền tảng thiết kế xe hơi từ bản vẽ...Không con đường nào nhanh hơn là mua lại từ đối thủ", Kelly Sims Gallagher, làm việc tại University's Kennedy School of Government, viết trong cuốn sách về các hãng ôtô Trung Quốc.

Vì thế, họ vẫn đang dựa vào lợi thế thị trường để copy mẫu mã.

Tuy nhiên, dễ dàng nhận ra là cấu trúc ngành công nghiệp ôtô toàn cầu đang thay đổi. Fiat của Italy cố gắng nắm quyền kiểm soát Chrysler. Trước đó, Tata Ấn Độ đã bỏ tiền tậu hai thương hiệu lớn của Anh là Jaguar và Land Rover. Sắp tới, khi mẫu xe rẻ nhất thế giới Nano giá 2.000 USD được bán rộng rãi thì thành công của Tata chẳng khác gì Model T của Ford hơn 100 năm trước.

Trong các thế lực mới nổi, Trung Quốc chiếm thế thượng phong. Đầu năm nay, Geely, hãng xe tư nhân lớn nhất nước này đã mua nhà cung cấp hộp số của Australia. Weichai Power, một trong các nhà sản xuất động cơ diesel thuộc hàng top, cũng đã mua hãng động cơ dầu của Pháp. BYD thì trình làng mẫu xe điện dân dụng đầu tiên, trước cả khi GM cho ra đời Chevrolet Volt.

Triển lãm Detroit, một trong năm sự kiện ôtô lớn nhất thế giới, diễn ra trong buồn tẻ. Nhưng ở Thượng Hải Motorshow, đèn vẫn sáng, người mẫu vẫn tươi đẹp, các ban nhạc rock nhảy tưng bừng. Nissan xin thôi tham dự Detroit để dành tiền mở một gian hàng ở Thượng Hải. Mercedes, BMW, Porsche thì "nhịn" trình làng các mẫu mới để chờ đến tháng 4 mang sang Trung Quốc.

"Trung tâm công nghiệp ôtô đang chuyển dần về phương đông", Dieter Zetsche, Chủ tịch của Daimler, hãng mẹ Mercedes, nhận định.

Rất nhiều công ty Trung Quốc đặt mục tiêu đưa xe vào Mỹ trong vài năm tới, trong đó có Chery. Để làm được điều này, họ phải thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn, môi trường vốn rất khắt khe ở đây.

Điều đó không hề đơn giản. Các kế hoạch nhập đã phá sản. Một công ty có tên gọi Brilliance đã không thể đạt được mục tiêu là bán chiếc xe đầu tiên cho người Mỹ vào 2009. Hầu hết các nhà sản xuất khác cũng ở tình trạng tương tự.

Năm 1994, Bắc Kinh công bố bản kế hoạch tăng gấp 3 sản lượng xe hơi vào 2000 và giảm thiểu lượng xe nhập khẩu. Chính phủ đã "nhử" các hãng nước ngoài để họ mang công nghệ tới, rồi đầu tư vào các nhà máy sản xuất phụ kiện. Mục tiêu sâu xa phía sau là tìm cách hiện đại hóa dây chuyền sản xuất nội địa. Bằng cách tạo ra các liên doanh với các đối tác sừng sỏ như GM và Ford.

Kết quả, doanh số tăng chóng mặt vào năm 2000 và vượt vượt qua mức dự kiến hơn 1 triệu chiếc. Cộng với khủng hoảng kinh thế khiến các công ty Trung Quốc phải hạn chế xuất khẩu sang các nước như Nga và Việt Nam.

Sau thời gian khủng hoảng, nhờ chính sách hỗ trợ thuế, thị trường này lại tiếp tục phát triển. Các nhà phân tích cho rằng nhờ hạ tầng được cải thiện, lượng xe sẽ tiếp tục tăng lên.

Trong tháng 4, doanh số xe nước này tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 1,15 triệu chiếc. Đây là tháng thứ ba liên tiếp, Trung Quốc vượt Mỹ về mức độ tiêu thụ.

General Motors, thông qua hai liên doanh, cũng đạt thành tích kỷ lục, tăng 50% so với cùng kỳ. Thậm chí hãng này còn có ý định đưa xe lắp ráp ở Trung Quốc về Mỹ bán, bắt đầu từ 2011.

Nếu điều này trở thành hiện thực, Trung Quốc có cơ hội lớn tiếp cận với các công nghệ mà GM sẽ phải áp dụng để đạt tiêu chuẩn an toàn về chất lượng. Một lần nữa, vì cuộc sống sinh tồn mà những ông lớn phải hy sinh nền tảng vững chãi nhất của mình cho Trung Quốc.

Trọng Nghiệp (theo Washington Post)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm