Nội dung
Trước kia khi nói đến trợ lực cổ, sườn thì chúng ta chỉ thấy trên các chiếc PKL, tuy nhiên giờ đây nó đã xuất hiện đại trà dành cho cả xe nhỏ. Mẫu đồ chơi này nhanh chóng trở thành phụ kiện làm đẹp hay hổ trợ thiết yếu cho các xe chạy tốc độ cao hoặc hướng kiểng là chính. Tuy nhiên đi sâu vào bên trong thì món đồ chơi này thì các bạn đã biết lợi & hại của nó ra sao chưa, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn phần nào hiểu rõ hơn về nó.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Trợ lực cổ - sườn, lợi & hại ra sao khi lắp cho xe máy?​

Tên gọi chính xác phải là thanh giảm chấn (Steering Damper hay Steering Stability). Nó có tác dụng ổn định tay lái của bạn theo chiều ngang. Nguyên lý hoạt động dựa trên hệ thống treo quen thuộc, đó là sử dụng áp suất dầu di chuyển qua lại trong một bình chứa dạng ống hẹp và dài. Trong đó, thiết kế một cửa đóng mở nhằm hạn chế dầu chạy qua lại, chính sự hạn chế dòng chảy của dầu, tạo ra sự kiểm soát về mặt di chuyển của thanh giảm chấn nhanh hay chậm. Bạn thử hình dung, cây phuộc làm nhiệm vụ giảm chấn theo chiều dọc thì thanh giảm chấn có tác dụng theo chiều ngang của ghi đông, dập tắt sự rung động, cũng như ổn định tay lái ở tốc độ cao.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Với các xe cỡ nhỏ, trợ lực lái chỉnh tay thường được lựa chọn do dễ lắp đặt. Xe chỉ nên gắn trợ lực khi thường xuyên đi xa hoặc chạy tốc độ cao, vì khi đó hệ thống này mới phát huy tác dụng. Còn đối với những xe chỉ chạy trong thành phố, tốc độ thấp thì việc lắp bộ giảm chấn chỉ để kiểng chứ hoàn toàn không có tác dụng.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Trợ lực cổ Ohlins trên chiếc Sirius độ kiểng.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Trợ lực cổ Matris.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Trợ lực sườn Ohlins.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Trợ lực trung tâm lắp hoàn chỉnh trên dòng xe tay ga.

Trợ lực cổ - sườn lợi
Trợ lực sườn Matris trên Exciter 135. ​

Có rất nhiều loại trợ lực trên thị trường, từ trợ lực trung tâm gắn trên trục chảng ba, cho đến dạng thanh trượt hoặc điều chỉnh qua ECU. Dù là loại nào, lắp ở vị trí nào thì tác dụng của chúng đều như nhau. Nếu các bạn muốn sử dụng trợ lực chỉ để hướng kiểng với giá thành rẻ thì có thể dùng mẹo là xả dầu trong trợ lực để tránh tình trạng kẹt dầu, cứng trợ lực mà gây tai nạn ngoài ý muốn. Còn nếu dùng trợ lực để ổn định tay lái khi chạm ngưỡng tốc độ cao thật sự thì hạn chế dùng hàng kém chất lượng. Ngoài ra cần chọn vị trí lắp chắc chắn, không va quẹt vào các bộ phận khác trên xe.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Củ Chi Club - 2 năm hình thành

Củ Chi Club là 1 trong những CLB được hình thành & phát triển tại 'Đất thép thành đồng' , như những CLB khác, Chủ Chi Club ngoài việc phát triển đam mê về dòng xe 2 bánh qua các chuyến...

Xem thêm  

Tìm hiểu Honda Lead 125

Honda Lead 125 - sức hút từ sự cải tiến Động cơ nâng từ 110 lên 125 phân khối, tích hợp công nghệ tắt động cơ khi dừng quá 3 giây, nắp bình xăng tiện dụng khiến Lead thân thiện hơn dù vẫn còn nhược...

Xem thêm  

Honda 67 lạ mắt của thợ độ Việt Nam

Rũ bỏ vóc dáng hiền lành, chiếc 67 trở nên dữ dằn với mặt nạ trước, ống xả vắt cao, và nhiều trang bị hầm hố. Hầu hết các chi tiết của xe đều được làm mới theo phong cách môtô thể thao....

Xem thêm  

Chạy thử Super Dream 2013

Chạy thử Super Dream 2013: Không còn là giấc mơ đẹp Mẫu xe số "siêu giấc mơ" với động cơ 110cc vừa ra mắt của Honda Việt Nam sở hữu thiết kế lai tạp, không bắt mắt và động cơ mới cũng chưa thực...

Xem thêm  

Hình ảnh các thể loại xe đạp

Các thể loại xe đạp: Road bike Mountain bike Touring bike BMX buy Trials Ngoài ra còn một số biến thể khác như Tandem Fixed gear bike (Sài Gòn đang manh nha, hình như Hà Nôi chưa có) ...

Xem thêm