Giáo sư Dieter Wolke, nhà tâm lý học tại Đại học Warwick ở Anh, cho biết: “Chúng tôi không muốn các bậc phụ huynh phải lo lắng về thông tin này. Tuy nhiên, những đứa trẻ gặp phải ác mộng trong thời gian kéo dài hoặc chúng vẫn còn mắc khiếp sợ ban đêm ở tuổi vị thành niên có thể là dấu hiệu báo trước”.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên khoảng 6.800 trẻ em sinh vào những năm 1990 cho biết những đứa trẻ càng gặp nhiều ác mộng càng có nhiều khả năng mắc các bệnh về tâm thần. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ thường xuyên gặp ác mộng có đến 16% rủi ro mắc bệnh tâm thần. Trong khi những trẻ gặp ác mộng liên tục suốt một thời gian dài có nguy cơ gặp các bệnh về thần kinh lên đến 56%. Đặc biệt, trẻ em dưới 9 tuổi gặp ác mộng dai dẳng có thể phát triển các bệnh về tâm thần gấp 1,5 lần bao gồm chứng ảo giác, ảo tưởng và suy nghĩ bị gián đoạn. Tuy nhiên, những trẻ mắc chứng sợ hãi vào ban đêm lại tăng gấp đôi nguy cơ gặp phải các vấn đề trên.
Trẻ gặp ác mộng thường xuyên dễ mắc bệnh rối loạn tâm thần. Ảnh minh họa từ BBC
Nhiều nhà nghiên cứu khuyên rằng các bậc cha mẹ nên tập cho con cái có thói quen ngủ hợp lý. Phụ huynh cũng cần phải quan tâm đến môi trường ngủ của trẻ không nên quá sáng, quá nóng hoặc quá lạnh. Tránh cho trẻ ngủ ngày, các thức uống cà phê và có đường cũng như không được ăn quá no trước giờ ngủ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đặt ti vi, trò chơi điện tử hoặc máy tính ra khỏi phòng ngủ của trẻ.
Lucie Russell , giám đốc các chiến dịch của tổ chức từ thiện Anh YoungMinds về sức khỏe tâm thần, cho biết: “Đây là một nghiên cứu rất quan trọng bởi khi chúng ta có thể xác định sớm bất kỳ dấu hiệu nào của các bệnh tâm thần có thể giúp cho hàng ngàn trẻ em đang phải chống chọi với những trường hợp trên”.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet