Nội dung

Nguyên nhân của chảy máu cam

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Theo BS Trần Thu Thủy (Bệnh viện Nhi Trung Ương) thì nguyên nhân của hiện tượng chảy máu cam, là:

- Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.- Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.

- Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác như việc trẻ vô ý nhét dị vật vào mũi, xì mũi quá mạnh…

Trẻ bị chảy máu cam cẩn trọng với thời tiết mùa nắng

Trẻ bị chảy máu cam (Ảnh minh họa; nguồn: intrernet)

- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.- Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ (cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu).- Bệnh chảy máu hay rối loạn đông máu.

- Rất hiếm khi, các khối u (lành tính và ác tính) có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi.

Trẻ chảy máu cam phổ biến nhiều nhất ở trẻ 2-10 tuổi. Theo khảo sát của vị bác sĩ chuyên khoa này, chấn thương là lý do phổ biến nhất vì niêm mạc mũi được nuôi dưỡng bởi nhiều mạch máu nhỏ nằm rất nông, ngay sát bề mặt.

Cần phải làm gì khi bé chảy máu cam?

Khi trẻ chảy máu mũi, nếu hăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy thực hiện các bước sau:

Thứ nhất, cần lau sạch máu đã chảy ra, hướng dẫn trẻ ngồi yên và để bé cúi đầu xuống, phụ huynh cần xác định ngay bên mũi chảy máu.

Trẻ bị chảy máu cam cẩn trọng với thời tiết mùa nắng

Hình họa về cách sơ cứu trẻ chảy máu cam (Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương)

Thứ hai, phụ huynh thực hiện các thao tác cầm máu cho trẻ. Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối. Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía. Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác.

Trẻ bị chảy máu cam cẩn trọng với thời tiết mùa nắng

Hình họa về cách bóp tay vào mũi để cầm máu cho trẻ (Nguồn: BV Nhi Trung ương)

Thứ ba, sau khi cầm máu, cần chăm sóc trẻ cẩn thân: cho bé nằm nghỉ, nếu máu còn chảy xuống cổ họng thì cho bé nằm nghiêng, rồi hướng dẫn bé đẩy máu ra ngoài bằng lưỡi. Tuyệt đối không được để bé nuốt máu này vào bụng vì rất có thể bé sẽ bị nôn mửa, đau bụng và khó chịu.

Thứ tư, khi sơ cứu mà máu vẫn tiếp tục chảy, hoặc bé chảy máu mũi nhiều lần, bé cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh, bé thở khò khè hoặc có hiện tượng khó thở, thậm chí là nôn ra máu và có thể kèm theo sốt (hoặc phát ban) thì phụ huynh cần khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe và điều trị dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Khi trẻ bị chảy máu cam, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống, dù có thể tự xác định nguyên nhân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn hoặc tham khảo một số mẹo dân gian để chữa chảy mũi cam như sau: lấy lá xương sông, lá dâu, lá nho non hay lá bạc hà, đem vò nát cho vào hốc mũi cũng có tác dụng cầm máu cho trẻ.

Phòng ngừa hiện tượng chảy máu cam lặp lại

Trong vòng 1 tuần, trẻ cần tránh các hoạt động mạnh hay các môn thể dục như chạy, tránh nhấc vật nặng để bình phục sức khỏe. Nếu trẻ bị sốt hay táo bón, cần hỏi ý kiến bác sĩ về các loại men kích thích tiêu hóa, hạ sốt.

Hiện tượng chảy máu cam chỉ ngừng lại khi niêm mạc mũi bình phục. Vì vậy việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa chảy máu mũi trước là hết sức quan trọng:

Thứ nhất, trẻ phải được phụ huynh hỗ trợ để giữ cho niêm mạc mũi được ẩm.Theo BS Trần Thu Thủy thì: Có thể bôi một chút kem vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi. Số lần bôi tùy vào từng trẻ. Nếu bé thường xuyên chảy máu mũi thì cần bôi 2 lần mỗi ngày cho tới khi không còn chảy máu cam trong vài ngày liên tục. Dùng nước muối sinh lý nhỏ hoặc xịt mũi giúp làm ẩm niêm mạc. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ thường xuyên bị cảm, ngạt mũi hay dị ứng mũi.

Trẻ bị chảy máu cam cẩn trọng với thời tiết mùa nắng

Phụ huynh cần chăm sóc đúng cách khi trẻ bị chảy máu cam (Nguồn: internet)

Thứ hai, phụ huynh cần chăm sóc trẻ cẩn thận, bổ sung đủ nước cho trẻ và chú ý không để bé đưa vật gì vào trong mũi,

Thứ ba, trẻ cần được bổ sung dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C bằng các nguồn thực phẩm như: các loại rau củ quả, đặc biệt là các loại rau lá xanh, củ quả có vị chua và các loại quả có múi như cam, quýt, canh, bông cải xanh, cà chua, khoai tây, hoa kim châm, các loại cá như các trích, cá thu, các bơn vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ vitamin C và canxi cho trẻ.

Đặc biệt, vào mùa hè thì gia đình cần có máy phun sương làm ẩm không khí để hạn chế tối đa nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm