Một số triệu chứng của CVS mà bạn có thể tự nhận ra:
- Mắt mỏi mệt, căng thẳng.
- Cảm giác khô mắt, nóng mắt, dính mắt hay như có vật lạ ở mắt.
- Mắt nhìn lòa, đôi khi nhức đầu hay đau trong hốc mắt.
- Về lâu dài sẽ thấy đau cổ, đau lưng.
Hội chứng thường xuất hiện vào buổi chiều, sau một ngày làm việc mệt mỏi, mắt phải thường xuyên tiếp cận nhiều với không khí.
Nguyên nhân của CVS
1. Ít chớp mắt:
Khi sử dụng máy tính, do mắt thường phải tập trung chú ý nhiều nên số lần chớp mắt giảm. Ở mắt bình thường, số lần chớp mắt trung bình là 14 lần/phút; Khi sử dụng máy tính, số lần chớp mắt chỉ còn 6-7 lần/phút, tức giảm hơn một nửa. Chớp mắt có tác dụng giúp mắt trải đều nước mắt trên bề mặt nhãn cầu để mắt được trơn, trong sáng và loại bỏ những bụi bẩn bám trên bề mặt nhãn cầu.
Khi mắt chớp ít, mắt sẽ bị khô và mờ giống như kính xe hơi bị bám bụi nhiều mà không được lau rửa. Khi chăm chú nhìn vào màn hình máy tính, chúng ta có khuynh hướng mở mắt to hơn, do đó sự tiếp cận giữa mặt nhãn cầu và không khí nhiều hơn, làm mắt khô mau hơn.
2. Sự chói sáng và ánh sáng phản xạ từ màn hình
Anh nắng mặt trời và đèn trong văn phòng đều có thể phản xạ lên màn hình và làm cho mắt ta khó chịu. Bạn nên lưu ý :
- Sắp đặt vị trí màn hình sao cho cửa sổ ở về một bên .
- Chỉnh màn cửa sao cho ánh nắng mặt trời không chiếu trực tiếp lên màn hình và mắt của bạn.
Đèn quá sáng cũng là một nguyên nhân
- Tắt bớt đèn trên trần nhà nếu quá sáng còn trong trường hợp ngược lại bạn có thể sử dụng một ngọn đèn bàn có chụp.
- Nếu sử dụng đèn bàn bạn nên đặt đèn tại vị trí sao cho ánh đèn không phản chiếu lên màn hình.
- Giảm độ sáng màn hình tránh dùng mức tối đa.
3. Màn hình máy tính
Những mẫu tự và hình ảnh trên màn hình là tập hợp các chấm nhỏ được gọi là điểm ảnh, chứ không phải là một khối ảnh thuần nhất. Do đó não phải làm việc thường xuyên để hợp các điểm ảnh này thành hình ảnh của vật và làm cho mắt mệt mỏi.
Tư thế ngồi và khoảng cách đến màn hình.
Nếu chất lượng máy tính không tốt, ánh sáng chập chờn và rung thì càng làm mắt mỏi mệt và căng thẳng.
Sự chiếu sáng và độ tương phản của màn hình
Trước khi chỉnh độ sáng và tương phản của màn hình ta cần lưu ý đến cường độ chiếu sáng trong phòng vì nếu phòng quá sáng thì màn hình cũng phải chỉnh cho sáng để có thể đọc được chữ trên đó. Do đó ta cần lưu ý điều chỉnh lượng ánh sáng trong phòng không quá sáng hoặc quá tối, sau đó ta sẽ chỉnh đến độ sáng và độ tương phản của màn hình cho đến khi mắt ta cảm thấy dễ chịu.
Cỡ chữ và màu sắc
Việc chỉnh cỡ chữ của trang văn bản cũng giúp làm giảm những cố gắng gây mệt mỏi về thị giác. Cỡ chữ lý tưởng là cỡ chữ gấp 3 lần cỡ chữ nhỏ nhất mà ta có thể đọc được. Muốn chỉnh được cỡ chữ này ta chỉ cần đứng xa máy tính một khoảng cách gấp 3 lần khoảng cách thông thường sử dụng máy và chỉnh cỡ chữ sao cho nhỏ nhất mà ta vẫn có thể đọc được.
Chỉnh cỡ chữ và hiển thị cho phù hợp.
Tốt nhất là ta nên chọn chữ đen trên nền trắng hoặc chữ đậm trên nền sáng cũng có thể chấp nhận. Ta không nên chỉnh cho độ tương phản giữa chữ và nền quá kém hoặc đọc chữ trên một nền quá rối rắm sẽ dễ gây mệt mỏi về thị giác.
Một vài cách tự phòng chống đơn giản
Nếu bạn có tật khúc xạ việc đầu tiên là bạn nên đeo kính khi sử dụng máy vi tính vì các tật khúc xạ như viễn thị, loạn thị hay cận thị nếu không được điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng sẽ dẫn đến nhức mỏi mắt nếu làm việc lâu trên màn hình.
Dấu hiệu của tật khúc xạ là bạn nhìn mờ và hay mỏi mắt khi làm việc với máy vi tính. Khi đó bạn nên đi đo mắt, các bác sĩ nhãn khoa và kĩ thuật viên khúc xạ sẽ đo mắt và cho bạn lời khuyên về việc đeo kính thích hợp.
Nếu bạn ở tuổi lão thị (trên 40 tuổi) thì bạn càng cần phải dùng kính khi làm việc với máy tính. Nhưng việc chọn kính cho người lão thị sử dụng máy tính hơi phức tạp vì màn hình máy tính nằm trong vùng thị giác trung gian chứ không phải ở thị giác gần hoặcthị giác xa. Trong trường hợp này kính 2 tròng thường không phù hợp vì tròng dưới chỉ phục vụ cho thị giác gần, người đeo phải ngẩng đầu lên cao và sát vào màn hình mới thấy chữ do đó dễ gây mỏi cổ.
Giải pháp là ta có thể sử dụng kính 3 tròng, nhưng kính này hơi hiếm trên thị trưởng Việt Nam cộng với vùng thị giác trung gian của loại kính này không lớn lắm do đó ta đọc cũng không đượcthoải mái. Nếu đeo kính công suất tăng dần (kính progressive) thì ta nên chọn loại đặc chủng dùng cho máy vi tính vì loại này cho người đeo 1 thị trường trung gian khá rộng, loại kính này còn có ưu điểm là giúp ta nhìn rõ ở mọi khoảng cách (nhưng bất lợi là giá hơi cao). Còn nếu không ta có thể dùng kính đọc sách (loại kính 1 tròng) dùng riêng khi làm việc trên máy tính.
Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống loé) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác.
Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.
Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính. Nó giúp ta tránh khói nhức mỏi mắt, đau đầu mỏi gáy, và mỏi cổ…
Việc sắp chỗ ngồi làm việc
Việc sắp xếp chỗ ngồi làm việc không hợp lý sẽ dẫn tới đau đầu, mỏi cổ, mỏi gáy và mỏi vai.
Bạn hãy để màn hình thẳng ngay trước mặt chứ đừng dể lệch về một bên
Màn hình nên để cách mắt từ 50 đến 60 cm, không để quá cao cũng như quá thấp, tâm màn hình thấp hơn tầm mắt từ 10 đến 20 cm.
Khi ngồi bạn nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay của bạn song song với nền nhà, 2 đùi vuông góc với cẳng chân và 2 bàn chân của bạn được đặt phẳng trên nền nhà.
Bạn cũng nên nhớ luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu bạn sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet