Nội dung
Trại tù Phú Sơn là một trong nhiều nhà tù trong hệ thống nhà tù Côn Đảo đã hành hạ dã man về cả tinh thần lẫn sức khỏe và cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của các chiến sĩ.
Ngày nay nhắc đến Trại Tù Phú Sơn là nhắc đến đau thương mà chiến sĩ thời ông cha ta chịu đựng khi bị đầy đến nơi đây.

1. Trại Tù Phú Sơn minh chứng cho lịch sử
Trại tù Phú Sơn là một trong những nhà tù tại Côn Đảo được xây dựng khá sớm từ năm 1916 từ thời thực dân Pháp. Khi đó trại tù Phú Sơn có diện tích 13.228m2 gồm 13 phòng giam lớn và 14 xà lim. Ngòai ra còn có các công trình phụ như: Phòng y tế, nhà ăn, nhà bếp, câu lạc bộ, phòng hớt tóc, văn phòng giám thị và sân vườn… Nhưng các công trinh fphuj như này ít khi được sử dụng chỉ thường làm để che mắt đoàn kiểm tra.

Trại tù Phú Sơn xây dựng đồ sộ và kiên cố, có lối đi bên trên để trật tự cai ngục đi kiểm tra người tù. Một lần vào đêm khuya tù nhân đã tìm cách vật tên cai ngục xuống chết tại chỗ, từ đó địch khiếp sợ không sử dụng lối đi này nữa.

Các chiến sĩ tại Trại Tù Phú Sơn Côn Đảo rất là đòan kết về chính trị, đấu tranh đòi cải thiện đời sống, thực hiện chế độ tù chính trị, bảo vệ sinh mạng cán bộ. Nơi đây, các đồng chí đã tổ chức học tập văn hóa, lý luận, đào tạo và rèn luyện cán bộ, nhiều đồng chí cán bộ cốt cán của Đảng và Nhà nước ta đã trưởng thành như: đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Hòang Quốc Việt, Lê Thanh Nghị, Hà Huy Giáp…

Trại tù phú sơn côn đảo - di tích lịch sử hào hùng bất khuất của dân tộc

Khu xà lim cũng được bố trí tinh vi hơn, nằm khuất sau bức tường dày, nếu không quan sát kỹ thì khó phát hiện được. Tù nhân bị cấm cố ở đây bị ghẻ lở đầy người, mỏi mòn đi vì thiếu ánh sáng, khí trời và dinh dưỡng. Thêm vào đó là chế độ ăn uống tồi tệ, nhiều người bị kiết lỵ nặng rồi chết. Nơi đây đã từng giam giữ, cấm cố đồng chí Lê Hồng Phong, Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh... Dưới chế độ khắc nghiệt của nhà tù, ngày 06/9/1942, căn bệnh kiết lỵ và những trận tra tấn của địch, đồng chí Lê Hồng Phong đã trút hơi thở cuối cùng tại Xà lim số 05.


Giai đọan 1951-1953, nơi đây giam giữ các đòan tù binh từ miền Bắc và miền Trung đưa ra. Phương án võ trang giải thóat tù nhân đã hình thành từ đây, đẫn đến cuộc võ trang vượt Đảo tại Bến Đầm ngày 12/12/1952 của 198 tù binh.

Năm 1964, nơi lực lượng xung kích mở đầu cuộc đấu tranh mang tên “Mùa thu đồng khởi” (tháng 7/1970). Đây là cuộc đồng khởi chống khổ sai và chống chào cờ của hơn 4000 tù chính trị trên tòan đảo.

Mùa xuân năm 1935, Tại sân trại Tù Phú Sơn đồng chí Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Kim Cương cùng một số đồng chí khác đã tổ chức diễn thành công vở kịch Napoleon. Gác ngục Pháp vào xem rất đông, Các vở kịch không chỉ thành công trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn thắng lợi về mặt ngọai giao. Nhiều gác ngục Pháp tỏ thái độ kính nể những người tù cộng sản có văn hóa, có nhân cách và hiểu biết sâu rộng. Từ đó họ ít đánh tù và xưng hô bớt thô tục hơn.

Nhà tù Phú Sơn được xem như một bề dày lịch sử, là nơi ghi dấu ấn của bao thế hệ tù chính trị.

2. Ý nghĩa lịch sử về Trại Tù Phú Sơn Côn Đảo
Đây là nhà Tù giam cầm những chiến sĩ cách mạng, cộng sản, chính trị từ từ Miền Bắc và Miền Trung, những tù nhân Chính trị được đưa vào đây nhằm gây mất đoàn kết và phương hướng đúng đắn của các chiến sĩ. Nhưng với ý trí kiên định, không ngừng đấu tranh cải thiện đời sống, cải thiện chế độ tù chính trị. Cùng với tài cảm hóa của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nuôi dưỡng ý trí cách mạnh, đường lối cách mạnh của rất nhiều người như: Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Nguyễn An Linh cuối cùng họ đã về cùng một phe và trở thành những người cộng sản yêu nước. Trại Tù Phú Sơn còn nổi tiếng là "Vườn ươm cây cộng sản".

Độc Lập của Việt Nam đã giành lại được từ xương máu của biết bao chiên sĩ, họ đã vì nước quên thân, hy sinh thân mình cho cách mạnh cho tổ quốc. Trại tù Phú Sơn Côn Đảo là một minh chứng về lịch sử cho sự hi sinh mất mát lớn lao đó.

Ngày nay khi chúng mới sinh ra được hưởng nền hòa bình, tự do, và một xã hội phát triển, nhưng để có điều đó thì bao nhiêu thế hệ đã đánh đổi bằng máu. Vì vậy bằng cách bày tỏ sự biết ơn vô bờ bến đến thế hệ trước đã quên mình vì điều tốt đẹp cho thế hệ sau thì các hoạt động viếng thăm di tích lịch sử tại Côn Đảo nói chung và tại Trại Tù Phú Sơn nói riêng như một lời tri ân, sự biết ơn đến những người có công với dân tộc. Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ sau nhớ về cội nguồn, về tình yêu quê hương đất nước, cùng xây dựng và phát triển đất nước.

Tweet

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu Honda Lead 125

Honda Lead 125 - sức hút từ sự cải tiến Động cơ nâng từ 110 lên 125 phân khối, tích hợp công nghệ tắt động cơ khi dừng quá 3 giây, nắp bình xăng tiện dụng khiến Lead thân thiện hơn dù vẫn còn nhược...

Xem thêm  

Honda 67 lạ mắt của thợ độ Việt Nam

Rũ bỏ vóc dáng hiền lành, chiếc 67 trở nên dữ dằn với mặt nạ trước, ống xả vắt cao, và nhiều trang bị hầm hố. Hầu hết các chi tiết của xe đều được làm mới theo phong cách môtô thể thao....

Xem thêm  

Máy hàn giật tôn sữa chữa vỏ xe

Máy hàn giật tôn GYSPOT PRO 230 Model: GYSPOTPro230 Hãng sản xuất:GYS Xuất xứ : Pháp -Dòng hàn cao nhất lên tới 3800A -Sản phẩm lý tưởng cho quá trình kéo nắn các vết lõm lớn, vị trí vỏ kim loại...

Xem thêm  

Chạy thử Super Dream 2013

Chạy thử Super Dream 2013: Không còn là giấc mơ đẹp Mẫu xe số "siêu giấc mơ" với động cơ 110cc vừa ra mắt của Honda Việt Nam sở hữu thiết kế lai tạp, không bắt mắt và động cơ mới cũng chưa thực...

Xem thêm  

Hình ảnh các thể loại xe đạp

Các thể loại xe đạp: Road bike Mountain bike Touring bike BMX buy Trials Ngoài ra còn một số biến thể khác như Tandem Fixed gear bike (Sài Gòn đang manh nha, hình như Hà Nôi chưa có) ...

Xem thêm