Trong những ngày cuối năm, Toyota đã một cách không chính thức tuyên bố kế hoạch soán ngôi vị nhà sản xuất lớn nhất thế giới của General Motors, với sản lượng 9,34 triệu xe dự kiến cho năm 2007, trong khi đối thủ hy vọng sản xuất 9,2 triệu chiếc. Như vậy, không có gì có thể cản bước Toyota vào lúc này khi mà General Motors bắt đầu đóng cửa nhà máy và cho nhân công nghỉ việc.
Camry 2007, mẫu xe chiến lược trong vài năm tới của Toyota. Ảnh: Toyota. |
Tuy nhiên, có hàng tá những khó khăn bên cạnh thuận lợi khi trở thành hãng xe số một thế giới. Và tất cả đang đón chờ Toyota. "Về tổng thể, vị trí số một thế giới chỉ là một biểu tượng", David Cole, Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu ôtô tại Ann Arbor, Mỹ nói. Khi ở vị trí đó, các hãng xe sẽ phải tập trung vào lợi nhuận hơn là thị phần.
Khó khăn từ phía nhân công và chính phủ
"Họ có thể chết vì lên ngôi hoàng đế. Không có lợi nhuận, kết cục đó là tất yếu", Cole nhận xét. Một khi trở thành hãng xe lớn nhất thế giới, Toyota sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề mà trước kia họ chưa gặp phải. Đầu tiên là sự quan tâm đặc biệt của chính phủ các nước cũng như người tiêu dùng. Không những vậy, hãng này còn phải đảm bảo chất lượng song song với việc mở rộng sản xuất ra toàn cầu.
*Bí quyết thành công của Toyota |
*Vì sao xe Mỹ thất bại trước xe Nhật |
Không chỉ vậy, General Motors còn gánh trên vai những trách nhiệm nặng nề như việc người ta đặt cho hãng nickname "Generous Mother - người mẹ vĩ đại" của hàng trăm nghìn công nhân. Kết cục sau 81 năm mang danh là nhà sản xuất số 1 thế giới, General Motors lỗ 10,6 tỷ USD vào 2005, phải đóng của 12 nhà máy cho đến 2008 và khoảng 34.000 công nhân bị giảm lương.
Bài toán chất lượng
Trong khi đó, Toyota đã tiến bộ vượt bậc khi sản xuất xe tiết kiệm nhiên liệu, tập trung sản xuất những công nghệ mới để được lòng người tiêu dùng và chính phủ các nước. Tuy nhiên, lợi thế sẽ thay đổi. "Khi càng lớn mạnh, Toyota sẽ là mục tiêu chính", Eric Noble, tư vấn cho hãng The Carlab of Orange, California nói. Ông cho biết hãy nhìn vào Wal-Mart để học hỏi. Một công ty thành công và lớn nhất cuối cùng bị người Mỹ chuyển từ "yêu" sang "ghét".
Khi trở thành hãng bán lẻ khổng lồ nhất, Wal-Mart bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về chính sách nhân công ở những thành phố lớn. Đề cập đến Toyota, Eric Noble cho rằng phương pháp mà hãng này đạt thành công (có tên Toyota Way), dựa trên sự cân bằng dài hạn cùng với kiểu phân phối "just-in-time", có thể trở nên khó khăn hơn khi phải căng sức quản lý trên toàn cầu.
Dấu hiệu đầu tiên về sự lúng túng của Toyota trong năm nay là con số 1,2 triệu xe mà hãng tại Nhật Bản và sự chỉ trích gay gắt từ chính quyền nước này.
Chiến thuật rút lui của General Motors
Ngay các nhà lãnh đạo của Toyota cũng nhận ra rằng trở thành hãng lớn nhất không có nghĩa rằng thuận lợi sẽ đến. Tổng giám đốc Katsuaki Watanabe của Toyota từng nói: "Không có sự phát triển nếu thiếu đi chất lượng". Và vì thế, với con mắt khôn ngoan nhất, cả General Motors và Toyota đều không muốn trở thành người khổng lồ của thế giới. "Đó không phải là điều quan trọng lắm với chúng tôi", Daniel Sieger, người phát ngôn của Toyota nói.
Tuy nhiên, dù muốn hay không thì việc General Motors cắt giảm nhân công, đóng cửa nhà máy, Toyota cũng sẽ lên vị trí số một thế giới. Trong khi đó, lãnh đạo của General Motors cho biết sẽ tập trung nâng cao tính cạnh tranh, thiết lập một công ty gọn nhẹ để sinh lợi nhuận. "General Motors sẽ không đi làm từ thiện ở Bắc Mỹ như trước đây, hay hy sinh lợi nhuận vì những điều vĩ đại nữa", Brian Akre, người phát ngôn của General Motors nói.
Trọng Nghiệp (theo Chicago Tribune)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet