Động đất, núi lửa, lũ lụt và đồng yen tăng giá - các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản đã phải chịu tất cả những thảm họa này trong 2011, biến năm nay thành thời kỳ khó quên nhất với họ.
Doanh số toàn cầu của Toyota giảm 6% theo kế hoạch và đang trượt xuống từ vị trí hãng ôtô lớn nhất thế giới. Nhưng dù quá trình sản xuất nhiều lần bị gián đoạn và việc đồng yen tăng giá khiến sản phẩm của họ đắt hơn ở các thị trường ngoài Nhật Bản, thì Corolla của Toyota một lần nữa trở thành xe bán chạy nhất thế giới.
Được sản xuất tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ và bán ra ở hơn 140 thị trường, Corolla được coi là định nghĩa hoàn hảo của một chiếc xe kinh tế: nhỏ, không đắt, tiết kiệm và đảm bảo. Trong năm 2011, Toyota bán ra theo kế hoạch là 1,02 triệu chiếc Corolla, giảm 2% so với năm 2010, theo dự đoán của Hãng dự báo và phân tích kinh tế tài chính hàng đầu thế giới IHS Global Insight.
Sau động đất, sóng thần và lũ lụt, Honda đang vất vả tìm cách trở lại "phong độ". Ảnh: Honda. |
Năm nay cũng là thời kỳ khó khăn với Honda khi bị khan hàng do ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên. Những phê bình đầy thất vọng dành cho mẫu compact Civic thiết kế lại khiến tình hình xấu thêm. Doanh số của Civic giảm 12,5% so với 2010. Hai năm trước, Civic từng đứng thứ 5 trong số những mẫu xe bán chạy nhất thế giới. Năm nay, với doanh số 555.071 xe, chiếc compact còn không có tên trong Top 10.
Khó khăn của người Nhật là cơ hội thăng tiến của các đối thủ. Volkswagen (Đức) và Hyundai cùng Kia (Hàn Quốc) đều ồ ạt tiến lên trong cuộc đua doanh số toàn cầu. Hyundai Elantra/Avante bám rất sát Corolla, với doanh số dự báo 1,01 triệu xe. Hai năm trước, chiếc compact này cũng nằm ngoài Top 10.
Chiếc subcompact Rio của Kia, mới được thiết kế lại, xếp thứ 5 với doanh số dự kiến 815.000.
Volkswagen là hãng giành lợi thế trong cuộc đua năm 2011. Ảnh: VW. |
Volkswagen, với mục tiêu trở thành hãng xe lớn nhất thế giới vào năm 2018, cũng trên đà tăng. Hãng thiết kế lại dòng xe hạng nhỏ và hạng trung, bắt đúng "mạch" của khách hàng toàn cầu trong năm 2011. Ba trong số đó, Jetta, Golf và Passat, đều nằm trong danh sách của Forbes.
Có một đặc điểm chung của các xe trong danh sách: chúng đều là phiên bản toàn cầu. Điều đó có nghĩa xe được bán ra tại nhiều thị trường với chỉ một số khác biệt rất nhỏ để đáp ứng các quy định tại địa phương. Lợi nhuận chính là chi phí thấp để phát triển, chế tạo và sản xuất. Cả General Motors và Ford Motor đều đã copy chiến lược này, và đều được trả thù lao xứng đáng. Focus và Fiesta của Ford đứng thứ 4 và 6. Trong khi Chevrolet Cruze thế hệ mới của GM ở vị trí thứ 9.
Câu hỏi lớn dành cho năm 2012 là có phải bước thăng trầm của thị trường diễn ra trong năm qua là bất biến, hay những hãng như Toyota và Honda sẽ giành lại ngôi thống trị của họ trong ngành công nghiệp ôtô. Theo IHS, sẽ còn khó khăn hơn nữa với các nhà sản xuất Nhật Bản bởi những hãng khác đã tiến cao hơn trong cuộc chơi ngày càng khốc liệt này.
>>Danh sách xe bán chạy nhất năm 2011
Minh Thủy
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet