Tại cuộc họp với lãnh đạo Uber, Tim Cook đã thẳng thắn bày tỏ thái độ không hài lòng về tính năng ẩn trong ứng dụng Uber – xác định và đánh dấu những thành viên iPhone sử dụng Uber.
Ban đầu, tính năng ẩn này đã lọt qua mắt của những kỹ sư Apple do được thiết lập ẩn. Tuy nhiên, sơ hở trên đã bị phát hiện sau khi người dùng đã xóa ứng dụng Uber nhưng vẫn bị gắn thẻ, điều này đã vi phạm quy tắc chống gian lận của Apple.
Trụ sở của Uber tại San Francisco, Mỹ.
Sau khi phát hiện ra vi phạm, Giám đốc điều hành của “Nhà Táo” vẫn giữ thái độ bình tĩnh trong cuộc họp với ông Travis Kalanick và tuyên bố hãng này đã vi phạm các quy định của Apple. Tim Cook khẳng định rõ ràng, nếu Uber không ngừng việc gắn thẻ những người dùng iPhone, ông sẽ cho “xóa sổ” Uber khỏi App Store. Đối mặt trước nguy cơ mất đi hàng triệu người dùng iPhone trên toàn thế giới, ông Travis Kalanick đã đồng ý ngừng tính năng theo dõi này.
Lãnh đạo Uber xác nhận, việc gắn thẻ người dùng iPhone của công ty là nhằm mục đích ngăn ngừa gian lận. Tại thị trường Trung Quốc, những chiếc iPhone bị mất cắp thường được xóa dữ liệu và bán lại nhiều lần.
Bằng cách sử dụng quá trình “xác nhận vân tay”, Uber có thể xác định được những chiếc iPhone ngay cả khi bị xóa bộ nhớ, tránh trường hợp người lạ sử dụng những chiếc điện thoại đánh cắp để gọi xe và khiến người khác phải trả tiền. Thậm chí, phía Uber còn cho rằng nhân viên tại trụ sở Cupertino sẽ không thể phát hiện ra được phương pháp bí mật của hãng.
May mắn thay, các nhân viên bên ngoài trụ sở của Apple đã tìm ra được mã “xác nhận vân tay” và làm “nổ ra” cuộc tranh cãi giữa lãnh đạo của hai tập đoàn. Vào cuối cuộc họp, cả Apple và Uber đều giành được phần thắng: Apple buộc Uber không gắn thẻ người dùng và Uber vẫn "yên vị" trong cửa hàng ứng dụng App Store.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet