Pháp và Nga
Hai đất nước này có một điểm chung trong phong cách uống là họ cực kì “kị” việc để tay dưới gầm bàn khi ăn vì cho đó là hành động đáng ngờ. Cách hợp lí hơn cả là hãy luôn đặt tay trên bàn khi thưởng thức món ăn. (Ảnh: Internet)
Đan Mạch
Với người Đan Mạch, nếu muốn ăn thêm thức ăn, việc đầu tiên họ phải làm là úp dĩa xuống. (Ảnh: Internet)
Họ cũng tránh việc lấy phần thức ăn cuối cùng trên đĩa. Trước khi ăn, hãy cắt nhỏ từng miếng tới lúc chỉ còn vụn. (Ảnh: Internet)
Đức
Nếu có dịp dùng bữa tại Đức, hãy chia đồ ăn thành nhiều phần càng nhỏ càng tốt rồi mới ăn. Họ cho rằng đây là cách tôn trọng đầu bếp và có ngụ ý khen ngợi thức ăn rất mềm và dễ ăn. (Ảnh: Internet)
Cũng chính vì quan niệm đó mà người Đức không dùng dao để cắt khoai tây mà dùng dĩa để ăn vì sử dụng dao nghĩa là bạn “nghi ngờ” rằng khoai tây chưa chín mềm. (Ảnh: Internet)
Hungary
Ở Việt Nam hay nhiều nước trên thế giới, mọi người luôn có thói quen chạm cốc, chúc tụng nhau khi uống bia nhưng điều này lại tuyệt đối chẳng bao giờ xảy ra ở Hungary. Nguyên nhân của việc “tối kị” này là do người Hungary đã từng thất bại trong cuộc Cách mạng năm 1848 chỉ vì một chuyện liên quan đến chúc tụng bia. (Ảnh: Internet)
Thay vào đó, họ chỉ chạm cốc khi uống rượu. (Ảnh: Internet)
Mông Cổ
Có một điều mà bạn cần phải thật cẩn thận khi tới đất nước này là đừng bao giờ đánh đổ sữa hay những sản phẩm từ sữa vì với người Mông Cổ, điều đó được coi là điềm chẳng lành. (Ảnh: Internet)
Nhật Bản
Người Nhật Bản cấm kị việc cắm đũa trên bát cơm vì họ chỉ làm thế khi đặt bát cơm lên bàn thờ cho người đã chết. (Ảnh: Internet)
Tốt hơn hết hãy đặt đũa nằm trên mặt bàn. (Ảnh: Internet)
Đối với người Nhật, tiếng húp mì “xùm xụp” khi ăn được coi là lời khen ngợi tuyệt vời nhất dành cho đầu bếp. Hãy bày tỏ phép lịch sự bằng cách đó khi bạn được thưởng thức một tô mì ngon. (Ảnh: Internet)
Và đặc biệt, người Nhật luôn rót rượu cho nhau trong bữa tiệc, họ khá gay gắt với việc tự rót rượu vì họ cho rằng đó hành vi tự mãn, thiếu văn hoá và không tôn trọng “bạn rượu” của mình. (Ảnh: Internet)
Kenya
Trước khi bắt đầu dùng bữa tại đây, hãy đảm bảo là tay bạn đã được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng. (Ảnh: Internet)
Và phép lịch sự tối thiểu là hãy để người đàn ông lớn tuổi nhất bắt đầu bữa ăn. (Ảnh: Internet)
Chile
Với người Chile, một người đàn ông lịch thiệp là luôn biết kéo ghế mời phụ nữ ngồi xuống bàn trước. (Ảnh: Internet)
Khi ăn, họ cũng tuyệt đối không cầm dao dĩa chỉ về đối phương trong lúc nói chuyện. Nếu muốn trò chuyện, trước tiên hãy bỏ dao, dĩa của bạn xuống bàn. (Ảnh: Internet)
Anh
Cách dùng dao, dĩa “chuẩn Anh” là cầm dĩa tay trái, và dao tay phải. (Ảnh: Internet)
Và tuyệt đối đừng bao giờ để bị “mất điểm” vì nói chuyện khi có thức ăn trong miệng nhé. (Ảnh: Internet)
Trung Đông
Không giống như ở nhiều quốc gia khác, khi ăn uống cũng là lúc mọi người cùng tụ tập, quây quần, vừa thưởng thức món ăn vừa trò chuyện rôm rả, người Trung Đông có thói quen rất kì lạ là luôn luôn giữ im lặng trong suốt cả bữa ăn của họ. (Ảnh: Internet)
Mexico
Đến Mexico, đừng ăn taco bằng dao dĩa như thông thường, hãy ăn bằng tay và thưởng thức chúng bằng cách cắn từng miếng thật to như những người địa phương thực thụ. (Ảnh: Internet)
Georgia
Người Georgia thường không có thói quen nhâm nhi rượu vang như ở nhiều nền văn hoá khác. Họ thường dùng những ly nhỏ và uống một ngụm hết luôn. (Ảnh: Internet)
Mỹ
Có một nguyên tắc “ngầm” mà không phải ai cũng biết và cũng để ý đến đó là người Mỹ thường không bao giờ thổi thức ăn cho nguội trước khi ăn. (Ảnh: Internet)
Ấn Độ
Dù thuộc châu Á nhưng Ấn Độ lại có phong tục ăn uống chẳng giống bất kì đất nước nào cùng châu lục. Thay vì dùng đũa, dĩa, thìa như thông thường thì họ luôn ăn bốc. Bỏ qua việc bị cho là thiếu vệ sinh, kém văn minh, sở dĩ người Ấn Độ vẫn giữ cách ăn uống “kì quặc” này vì họ quan niệm đồ ăn là do đấng tối cao trao cho, do đó phải lấy bằng tay trần như một cách thể hiện sự thành kính. (Ảnh: Internet)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet