Oliver Wainwright, một kiến trúc sư và nhà phê bình thiết kế của tờ Guardian, vừa có chuyến đi đến triều tiên và chụp ảnh những nội thất đa dạng của đất nước này, mang đến góc nhìn mới lạ cho du khách.
Theo ông, nội thất ở nhiều công trình nơi đây giống như trong một bộ phim của Wes Anderson do sự đối xứng trong thiết kế. "Mỗi góc cũng như cả công trình đều được thiết kế công phu và tỉ mỉ", Oliver nói.
Sau chiến tranh, thủ đô bình nhưỡng được tái thiết từ năm 1953 với sự hỗ trợ của các kiến trúc sư và nhà hoạch định được đào tạo tại Nga. Theo đó, thành phố giống như một phiên bản thu nhỏ của moscow với những đại lộ rộng, căn hộ có lò sưởi theo phong cách Nga.
Tuy nhiên, khá ít công trình xây theo kiểu này còn tồn tại đến ngày nay. Với nỗ lực tạo dựng bản sắc quốc gia, cố chủ tịch kim il-sung đã đưa vào kiểu kiến trúc dựa trên hệ tư tưởng Juche (nghĩa là tinh thần tự lực), loại bỏ những ảnh hưởng từ nước ngoài, hướng đến sự tiện nghi, ấm cúng, đẹp và bền vững.
Sự thuận tiện vẫn là mục tiêu mà nhà lãnh đạo Triều Tiên hiện nay - kim jong-un hướng đến trong xây dựng. Trong ảnh là sảnh khách sạn Koryo.
Cầu thang xoắn trong khách sạn quốc tế Yanggakdo, Bình Nhưỡng.
Sân vận động 1/5 Rungrado tại thủ đô Bình Nhưỡng, được khánh thành nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động.
Tính chất đối xứng là điều dễ nhận thấy nhất trong nội thất của sân vận động.
Bức tranh lớn bằng cả bức tường trong câu lạc bộ Ngoại giao Bình Nhưỡng.
Tại đây cũng đặt đồng hồ hiển thị giờ các nước trên thế giới.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet