Những vấp váp, những điểm chưa hoàn thiện trong thiết kế, tất nhiên là điều khó tránh khỏi của các sinh viên thiết kế có đủ kiến thức về lý luận sáng tác thời trang nhưng vẫn thiếu trải nghiệm. 5 năm trong trường học, các thầy cô chắp chắp cánh cho sinh viên bằng những kiến thức về thời trang, phương pháp sáng tác, cách làm việc nhưng để hoàn thiện một thiết kế thời trang đâu có đơn giản, cần có đủ kinh nghiệm về: kĩ thuật may, chọn chất liệu... và cả sự trải nghiệm.
Thiếu kinh nghiệm, đường kim mũi chỉ vụng về
Để trở thành 1 NTK thời trang, không đơn giản chỉ là vẽ nên những trang phục đẹp. BST thời trang phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố: có tính xu hướng, tính thẩm mỹ mang thông điệp thời trang, đồng bộ, sáng tạo. Sau đó phải hiện thực hóa mẫu thiết kế đó bằng vải vóc, kĩ thuật cắt may. Trong 5 năm, thu nạp kiến thức về lý luận thời trang, tràu dồi phương pháp sáng tác, kĩ thuật may của những cô cậu chưa từng chạm vào kéo cắt, máy may cho đến khi vào trường, đã có tiến bộ, có thành tựu nhưng chưa đủ. Họ cần thêm thời gian, và kinh nghiệm làm việc trực tiếp để hoàn thiện những kĩ năng đó, để những trang phục có kết cấu độc đáo, riêng biệt nhưng cắt may còn vụng về hôm nay trở nên hoàn hảo.
Chất kiệu khó may, kĩ thuật chưa tinh khiến trang phục dựng lên kém phong cách so với mẫu phác thảo
Kĩ thuật may không tốt khiến trang phục xộc xệch, giảm tính thẩm mỹ của thiết kế
Kĩ thuật may chưa vững khiến mẫu thiết kế váy cưới không được phẳng nuột
Vấp váp do thiếu trải nghiệm
Không chỉ vậy, thật khó để một cô cậu sinh viên thiết kế những trang phục dạ tiệc lộng lẫy khi họ chưa từng trải qua một buổi tiệc nào như vậy, chưa sờ chạm vào những chất liệu cao cấp. Nên không lạ gì khi những thiết kế dự tiệc với các đề tài thiết kế diễn viên dự liên hoan phim , hay dạ tiệc lại mắc nhiều vấp váp với lựa chọn chất liệu, phụ liệu trang trí , phụ kiện đi kèm... khiến thiết kế có phần bị lạc đề.
Dũng cảm chọn áo tứ thân làm cảm hứng cho thiết kế dạ hội nhưng Văn Khương vẫn thiếu kinh nghiệm chọn chất liệu cùng kết hợp phụ kiện khiến trang phục chưa phù hợp với mục đích sử dụng
Thiết kế dạ hội lấy cảm hứng từ nghệ thuật vẽ Henna của Ấn Độ này cũng mắc lỗi về lựa chọn chất liệu
Chất liệu kém sang trọng, không phù hợp với chủ đề dạ hội mà cô bạn sinh viên đã lựa chọn
Phương án an toàn nhưng không xuất sắc
Kinh tế thị trường đi xuống cũng là một vấn đề cho các NTK trẻ. Không có tiềm lực kinh tế dồi dào, nhiều sinh viên không dám mạo hiểm với các chất liệu có thể đem đến đột phá nhưng cũng có thể thất bại phải vứt bỏ, làm lại hoàn toàn. Họ lựa chọn phương án an toàn, không xuất sắc nhưng tiết kiệm chi phí.
Thiết kế dựa trên nghiên cứu Origami của bạn Trần Thị Ngân có những phương án phác thảo kẻ sọc tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng, lại hợp mốt nhưng bạn đã không lựa chọn để dựng thành mẫu thật
Cô sinh viên đã lựa chọn phương án an toàn với tông đen - trắng
Mẫu phác thảo váy dạ hội dựa trên nghiên cứu trang phục Hy Lạp cổ đại của Mai Việt Đức có nhiều mẫu mới lạ, độc đáo hơn nhưng cô bạn lại chọn những mẫu thiết kế an toàn
Mẫu thiết kế được chọn thực hiện của Việt Đức an toàn nhưng không mới lạ, thiếu tính đột phá
Bên cạnh những vấp váp những NTK trẻ cũng đem đến nhiều mẫu thiết kế đẹp, sáng tạo độc đáo. Bạn có thể xem lại những thiết kế đó trong bài viết Đột nhập buổi thi tốt nghiệp của NTK tương lai .
Với nền tảng lý luận sáng tác thời trang vững chắc, khi ra trường được trải nghiệm nhiều hơn, trau dồi, tiếp thu nhiều kinh nghiệm thực tế, hi vọng các NTK trẻ của khoa Thời Trang, trường ĐH. Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội sẽ hoàn thiện khả năng thiết kế của bản thân và đem đến những thay đổi tích cực cho thời trang Việt Nam.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet