Một chủ đề chính của những cỗ máy mô tô thể thao ở cả hiện tại và trong quá khứ, là việc "làm thế nào để truyền sức mạnh dư thừa xuống mặt đường". Vì lý do đó, nhiều hệ thống điều khiển điện tử đã phát triển và chỉ sử dụng cho các loại xe thương mại nhưng không phải sử dụng cho xe đua thể thao. Là vì những hệ thống điện tử này như ABS, Traction control,...sẽ can thiệp và giảm đi khả năng điều khiển cũng như xử lý bức tốc của các tay đua trong quá trình cạnh tranh.
Chính vì vậy, để bổ sung và khắc phục những thiếu hụt này cho những chiếc MotoGP thì gần đây các thiết bị khí động học không ngừng ra đời ở những chiếc xe đua MotoGP mới nhất.
Một cánh gió Ducati trên phần đuôi xe ở nữa sau mùa giải MotoGP 2022.
Và những cỗ máy MotoGP vẫn luôn truy cầu mong muốn theo đuổi tốc độ ngày càng nhanh hơn, chính vì thế bộ thiết bị khí động học ở phần sau đuôi xe đã trở thành chủ đề nóng trong nửa sau của mùa giải MotoGP 2022.
Suzuki đã thử nghiệm cánh gió đuôi xe bởi Alex Rins tại GP Nhật Bản. Nhưng nó đã không được sử dụng trong trận chung kết.
Cánh gió của Suzuki có hình dáng kiểu tai thỏ.
Aprilia đã trang bị cánh cho yên xe được một thời gian và Ducati cũng đã áp dụng nó cho tất cả các mẫu xe đua từ vòng 13 Austrian GP. Nhìn vào kết quả, người ta thấy rõ tốc độ được thể hiện khá rõ ràng và ở vòng 16 Japan GP cũng được Suzuki trang bị tương tự.
Sau tên xe của Honda với kiểu dáng cánh gió khá giống Ducati.
Trong bối cảnh này, bộ cánh gió cho yên xe cũng đã được Honda lắp trên xe đua tại vòng 18, Australian GP. Honda cũng đã thử nghiệm thêm thiết bị khí động học phía trước và ốp sườn xe của tay đua Marc Marquez, sau thử nghiệm anh nhận xét rằng thiết bị này mang lại hiệu quả rất tích cực.
Cuối cùng thì những cỗ máy MotoGP sẽ hoàn thiện những hệ thống khí động học mới ra sao trong mùa giải MotoGP 2023 vào năm sau? Cùng theo dõi những diễn biến mới tại diễn đàn 2banh.vn nhé.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet