Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội tư vấn:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 của Luật Giao thông đường bộ thì xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường:
+ Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
+ Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
+ Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
+ Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
+ Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
+ Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
+ Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
+ Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ thì chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Ảnh minh họa.
Điểm a, c Khoản 3 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 107/2014/NĐ-CP quy định hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe
mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;”
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet