Dallol là một trong những nơi xa xôi nhất trên trái đất có rất ít người sống. Thêm vào đó, Dallol là một nơi giữ kỷ lục về nhiệt độ trung bình cao nhất cho một khu vực dân cư. Nhiệt độ được ghi nhận từ năm 1960 đến năm 1966 trung bình là 41,1 độ C. Với một khu vực có khí hậu khắc nghiệt và cô quạnh như vậy, đương nhiên không có bất cứ ai muốn chôn chân trong ở đây.
Thậm chí cả cái tên Dallol cũng mang màu sắc tan hoang, nó được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là "hủy diệt". Màu sắc tươi sáng và rực rỡ xuất hiện xung quanh khu vực miệng núi lửa như màu trắng, vàng, đất son, xanh lá cây và đỏ là do có sự kết hợp của những con suối nước nóng, núi lưu huỳnh, hồ axit, hồ oxit sắt, lớp muối ẩn bên dưới sa mạc Danakil cùng với một số khoáng chất khác tạo nên một địa hình độc đáo như ngày nay, được xem là một trong những địa hình kì lạ nhất trên thế giới.
Bảng màu độc đáo tại miệng núi lửa Dallol
Thực tế Dallol là một miệng núi lửa. Khu vực được hình thành khi dung nham bazan xâm nhập vào mỏ muối và con suối nước nóng ở gần đó, gây ra một vụ phun trào nước ngầm rất lớn khiến mắc ma dâng lên liên tục và hòa với mạch nước ngầm. Vì mắc ma rất nóng nên nước bốc hơi ngay lập tức. Kết quả là một vụ nổ lớn của đá, tro, nước và hơi nước chưa kể là những quả bom núi lửa (đá nóng chảy làm lạnh và cứng lại trước khi chúng rơi xuống đất).
Khi Dallol phun trào lần cuối cùng vào năm 1926, núi lửa đã gây nên một sự chú ý lớn đến giới nghiên cứu ở châu Âu. Địa điểm này thu hút bởi bản chất thù địch giữa môi trường và nhiệt độ, khiến hầu như không ai có thể chịu nổi và cũng như nguy cơ nhiễm khí độc do khói tỏa ra cao.
Khu vực Dallol từng không mở cửa cho người nước ngoài mãi cho đến năm 2001 trở lại đây thì đã dỡ bỏ quy định này.
Được xem là một khu vực có địa chất kì lạ, nhưng Dallol chưa được nhà nước công nhận là công viên quốc gia hay khu vực đặc biệt quan tâm của giới khoa học, nhưng vấn đề này vẫn đang được chính phủ xem xét. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị giữa Ethiopia và Eritrea cùng với nạn cướp bóc hoành hành ở địa phương khiến cho khu vực địa chất đặc biệt này chỉ có một vài trăm người viếng thăm mỗi năm.
Núi lửa được bao quanh bởi một vùng nước mặn rất lớn, các mép rìa được tô điểm với những ụ hình nón và các khí của hóa chất tích tụ trong đó đến một đỉnh điểm nào đó chúng sẽ vỡ và thoát ra ngoài, mà nhìn vào giống như vô vàn ống khói xinh đẹp. Chất sulfuric trong con suối nước nóng nổi bong bóng sùng sụt khi đạt đến độ sôi nhất định.
Lớp muối tích trữ bên dưới sa mạc Danokil, ở độ cao 136,8 m dưới mực nước biển, kết hợp với những chất có trong núi lửa như lưu huỳnh cho ra một hỗn hợp độc đáo, tạo hình ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Mạch nước phun và những ụ hình nón xuất hiện ở khắp nơi trong khu vực núi lửa.
Tạo hình độc đáo tại khu vực núi lửa
Những ụ hình nón như tổ mối được hình thành khi biển Đỏ ngập vào sa mạc Danokil. Muối được tạo ra từ eo biển tích tụ xung quanh núi lửa. Trải qua hàng ngàn năm, nước bốc hơi nhờ vào những cơn gió mà cho ra đời những ụ hình nón tuyệt đẹp như ngày nay.
Người muốn đến thăm Dallol có hai lựa chọn về phương tiện giao thông. Lựa chọn đầu tiên là ngồi trên một cái thang được buộc trên mình một con lạc đà, thường người ta tổ chức thành một đoàn lữ hành đến miệng núi lửa. Nếu không, người ta có thể thuê một chiếc xe 4 bánh từ thị trấn Mekele gần đó. Không xa những công ty du lịch Ethiopia, có nghĩa là chỉ mất một ngày lái xe để tiếp cận khu vực núi lửa.
Chỉ có đam mê mà nhà nghiên cứu núi lửa và những vị khách phiêu lưu mới tìm đến một nơi đẹp kì lạ như thế này. Tuy nhiên, một số người viếng thăm khu vực này đã vô tình làm hỏng một vài cấu trúc tinh tế, đáng chú ý nhất ở đây.
Việc tham quan khu vực này hiện đã an toàn và dễ dàng hơn trước đây, nhưng có lẽ do núi lửa Dallol nằm ở một khu vực xa xôi hẻo lánh nhất thế giới nên du khách vẫn còn lo ngại.
Bảng màu độc đáo của khu vực núi lửa Dallol:
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet