Chim về núi Nhạn
Những ai yêu vùng đất Phú Yên hẳn không thể không biết đến bài thơ của thi sĩ Phan Thành Tài đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ thành bài hát “Anh còn nợ em” vô cùng nổi tiếng. Trong bài thơ ấy, có câu: “Anh còn nợ em, chim về núi Nhạn, trời mờ mưa đêm…”
Núi Nhạn được nhắc đến trong bài thơ là ngọn núi cao hơn một trăm mét, tọa lạc ở phường Nhất, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Có nhiều cách lý giải về tên gọi của núi Nhạn nhưng nói đến núi Nhạn trước tiên là bởi ở đó có một cái tháp Chăm cổ đã gần 700 tuổi được gọi là Tháp Nhạn.
Nhà thờ Mằng Lăng thu hút du khách vì vẻ cổ kính
Tháp có hình tứ giác với 4 tầng, càng lên cao càng thu nhỏ lại so với tầng dưới, nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới. Tháp cao gần 25m, mỗi cạnh chân tháp dài 11m. Trên mặt tường tháp không có hoa văn trang trí, vòm cửa giữa hình cung nhọn có hình đầu quái vật trên đỉnh. Ðây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa 2 hình tượng chóp nón cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp, nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng và Quảng Nam.
Xưa kia, tháp có những cái am nhỏ được dựng vào thời Hậu Lê để thờ Bà Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi. Trong thời kháng chiến, am này bị bom đạn tàn phá. Sau này, khi hòa bình lập lại, nhân dân Tuy Hòa mới góp công, góp của dựng lại một ngôi miếu trên nền cái am cũ như to lớn hơn với 4 chữ “Thượng Đỉnh Linh Miếu”.
Chiêm ngưỡng cuốn sách hiếm
Anh Bằng Ngọc Phi- Giám đốc một công ty du lịch cho biết: “Hiện nay, ngoài các di tích thắng cảnh nổi tiếng, Phú Yên còn thu hút du khách với tour du lịch về thăm nhà thờ Mằng Lăng để chiêm ngưỡng cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên. Đây là một điểm tham quan độc đáo mà không du khách nào muốn bỏ lỡ khi về với Phú Yên”.
Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo nằm trên địa phận huyện Tuy An, là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên - một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới trẻ Công giáo. Được xây dựng trong khuôn viên rộng 5.000m2, theo kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có 2 lầu chuông, chính giữa là thập tự giá.
Ngoài khuôn viên, trên sân nhà thờ còn có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên. Trong căn hầm này, hiện nay vẫn đang giữ cuốn sách đầu tiên được in bằng tiếng Việt. Đây là quyển giáo lý Phép giảng 8 ngày của linh mục Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes)- người đã khai sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Bước xuống căn hầm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ những chứng tích liên quan đến nhà thờ Mằng Lăng được lưu giữ cẩn thận tại đây. Khu hầm được xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anre Phú Yên. Cuốn sách in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên được giữ trang trọng một cách đặc biệt trong một hộp kính, sách được in vào năm 1651 tại Roma.
Với lịch sử gần 120 năm tồn tại, mỗi bức tường, cánh cửa, bàn cầu nguyện… nơi đây đều nhuốm màu thời gian, gợi nên những suy tưởng bâng khuâng trong lòng du khách.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet