Nội dung

Có rất nhiều yếu tố khiến cho nhiều người không có được hàm răng trắng sáng như nhiễm Tetracyline hay flour cấp độ nặng… và để xóa bỏ khiếm khuyết này họ thường nghĩ đến tẩy trắng răng. Tuy nhiên, việc tẩy trắng răng không đơn giản là bạn tự ý sử dụng các loại kem tẩy trắng răng vì chúng có thể làm hại đến men răng của bạn hoặc có hại cho sức khỏe nếu bạn đang có những vấn đề khác về răng miệng. 

Tẩy trắng răng coi chừng thành hại răng

Bởi vì tẩy trắng răng là một kỹ thuật cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa nha. Theo bác sĩ Võ Quốc Tuấn, Chuyên khoa nha, Nha khoa Lan Anh cho biết, trước khi tẩy trắng, bạn nên lấy sạch vôi răng, điều trị viêm nướu, trám tạm những răng bị sâu hay lộ ngà để tránh sự nhạy cảm quá mức trong quá trình tẩy. Máng tẩy cần vừa vặn, không được cấn nướu; thuốc tẩy để vừa phải sao cho không tràn lên nướu. Chỉ nên mang máng tẩy 2-3g mỗi ngày dù thuốc có tác dụng lâu hơn (8-10 giờ). Sử dụng thuốc tẩy có chất lượng tốt. Nếu không tuân thủ những yêu cầu nêu trên, bạn có thể gặp phải những biến chứng như tụt lợi, chết tủy răng.

Những người quá nhạy cảm với thuốc, bị dị ứng với peroxide, glycerin không nên tẩy trắng răng. Những người đang mang thai, đang có vết loét trong miệng, đang viêm nướu cũng không tẩy trắng răng.

Trong thành phần của thuốc tẩy trắng có chất là Peroxide là một chất ô-xít hóa mạnh. Khi quá trình tẩy trắng diễn ra peroxide đi xuyên qua men và ngà răng, ô-xít hóa những chất tạo màu đã ngấm vào răng. Phản ứng này gây nên cảm giác ê buốt răng, nhiều hay ít tùy thuộc sự nhạy cảm của mỗi bệnh nhân.

Sau khi tẩy trắng, thông thường sự ê buốt răng sẽ giảm dần và hết hẳn sau 3-4 ngày. Nếu ê buốt kéo dài, cần trở lại tái khám nơi bác sĩ điều trị. Ê buốt kéo dài do kích thích tủy, bỏng nướu… mà chất tẩy trắng gây ra.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng mà nhiều bạn quan tâm đó là nên chọn kỹ thuật tẩy trắng nào để giữ được răng trắng lâu? Thông thường, nồng độ thuốc sử dụng cho việc tẩy trắng bằng đèn (35%) cao hơn so với việc tẩy bằng máng (10%) rất nhiều lần. Kết quả mang lại của tẩy đèn là bạn chỉ tẩy trắng được bề mặt bên ngoài chứ không tẩy trắng được toàn bộ như tẩy máng vì chỉ trắng ngoài bề mặt nên độ bền của tẩy đèn (1-2 năm) kém hơn nhiều so với tẩy máng (3-4 năm). Nhưng bù lại việc tẩy bằng đèn lại tiết kiệm được thời gian, bạn chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ, khoảng cách khá xa với thời gian là 7 ngày cho tẩy máng.
Tẩy trắng răng coi chừng thành hại răng
 Ảnh minh họa: Tẩy trắng răng bằng ánh sáng

Trong quá trình tẩy trắng và sau đó 1-2 tuần, răng rất dễ ngấm màu trở lại. Do đó để màu răng được bền, chúng ta cần kiêng những thực phẩm có màu đậm như cà-phê, chocolate, nước ngọt đậm màu, cà-ri…

Hải Nam

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Trứng gà - Vị thuốc quen mà lạ

Từ trước tới nay, trứng gà thường được coi là thực phẩm bổ dưỡng. Nhưng bên cạnh đó, nó còn là vị thuốc dân gian rất hiệu quả, với nhiều công dụng hay mà nhiều người trong chúng ta chưa biết đến.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Măng cụt - thơm ngon còn chữa bệnh

Măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostan, còn tên tiếng Anh thường dùng là mangosteen, mankut. Cuối thế kỷ 19,  David Fairchild - nhà thực vật học người Anh  đã nghiên cứu và nhận xét về giá trị thực phẩm của măng cụt: “Nó còn ngon hơn cả cao lương, mỹ vị. Nếu như nó không phải là loại quả ngon nhất thế giới thì cũng là ngon nhất trong các loại hoa quả vùng nhiệt đới”.

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm