Steve Jobs không phải là cái tên quá xa lạ đối với chúng ta. Bởi vì ông chính là người đã khai sinh ra iPhone, mẫu smartphone đầu tiên trên thế giới,cũng là điện thoại được bán nhiều nhất trong lịch sử với hơn 1,2 tỷ chiếc, mang về cho Apple hơn 738 tỷ USD trong vòng 10 năm.
Chính iPhone hay đúng hơn là Steve Jobs đã đưa một công ty đã từng tuyệt vọng vì sắp phá sản, trở thành một "Gã khổng lồ" công nghệ trên toàn cầu.
Tuy nhiên ít ai biết được rằng, trước khi trở thành huyền thoại, cuộc đời Steve Jobs đã trải qua những chuỗi ngày không hề bằng phẳng, thậm chí là "bị đá" ra khỏi công ty mà mình đồng sáp lập sau một cuộc nổi loạn không thành công.
Sau đó, Steve đã tự thành lập một startup cho riêng mình trước khi được "Quả táo khuyết" mời quay trở lại.
Vậy đâu là lý do mà Steve Jobs đã từng bị sa thải tại Apple, và hành trình cuộc giải cứu ngoạn mục của ông khi công ty đã gần như đứng trên bờ vực diệt vong.
Apple được thành lập vào năm 1976 bởi hai đồng sáng lập chính là Steve Jobs và Steve Wozniak. Trong đó Jobs phụ trách mảng ỷ tưởng và thực thi công việc, còn Wozniak phụ trách mảng kỹ thuật. Tuy nhiên khi đó cả hai đều còn khá trẻ (Jobs mới 21 tuổi) nên chưa có kinh nghiệm điều hành công ty.
Ảnh: Kimberly White / REUTERS.Tuy nhiên, cho rằng Jobs và Wozniak không có kỷ luật trong công việc, nhà đầu tư và cũng là một trong những nhân viên đầu tiên của Apple, Mike Markkula đã mang đến cho công ty người bạn thân đồng thời là một nhà điều hành có kinh nghiệm, Michael Scott. Chính Scott đã trở thành CEO đầu tiên của Apple.
Ảnh: Mark Johnson.Năm 1983, Job đã tự tuyển dụng được giám đốc điều hành của PesiCo khi đó - John Sculley – với câu nói còn nổi tiếng đến tận bây giờ: “Bạn muốn bán nước ngọt trong suốt quãng đời còn lại hay đi với tôi và thay đổi thế giới”. Khi đó, Jobs rất muốn đảm nhiệm vị trí CEO của Apple, tuy nhiên ban quản trị cho rằng ông vẫn chưa sẵn sàng cho nó.
Ảnh: AP.Vấn đề ở đây chính là do việc Steve Jobs đã rất nhanh chóng nổi tiếng bởi yêu cầu khắt khe của mình trong công việc.Ông thường bỏ ra nhiều thời gian cho các chi tiết rất nhỏ, từ đó khiến cho các thành viên làm việc cùng với Steve cảm thấy họ đang mất thời gian vô ích.
Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn vào năm 1985. Dưới sự hướng dẫn của Jobs, Apple đã cho ra mắt Lisa, máy tính đầu tiên trên thế giới có giao diện đồ họa người dùng GUI.
Dù cho là một siêu phẩm, tuy nhiên do sản phẩm lại không đạt được thành công như kỳ vọng vì chính sách bán hàng không khôn ngoan.
Dự án tiếp theo của ông - Macintosh, đã cho doanh thu tốt hơn - nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra một bước ngoặt đáng kể trong việc kiểm soát thị trường máy tính cá nhân của IBM .
Ảnh: AP.Sau đó, John Sculley- người đã đảm nhiệm vị trí CEO hiện tại của Apple sau khi rời PesiCo - đã cố gắng đưa Steve Jobs ra khỏi dự án Macintosh bằng chính ảnh hưởng của mình cũng như thao túng hội đồng quản trị.
Ảnh: Youtube.Đến đây có hai câu chuyện khác nhau. Steve Jobs tuyên bố rằng ông đã bị chính ban lãnh đạo công ty sa thải. Trong khí đó, Sculley nói với truyền thông rằng chính Steve tự nguyện để lại Apple. Tất nhiên là chúng ta đều tin lời tuyên bố của Steve Jobs hơn.
Ảnh: AP Photo/Paul Sakuma.Sau khi rời Apple, ông thành lập NeXT, một công ty giúp ông tiếp tục thực hiện những gì còn đang dang dở. Tuy nhiên vẫn giống như trước đây dù cho các sản phẩm công nghệ của công ty đều rất ấn tượng nhưng doanh số bán hàng lại không khả quan mấy.
Ảnh: AP.Trong khi đó tại Apple, Sculley đã bắt đầu cảm thấy khó khăn sau khi sa thải Steve. Đến năm 1991, Apple đã cho giới thiệu hệ điều hành System 7, sản phẩm đầu tiên mang màu sắc của Macbook ngày nay.
Ảnh: Associated Press.Đó là thành công cuối cùng của Appe trước khi bước vào chuỗi ngày đen tối. Dưới sự lãnh đạo của Sculley, công ty đã thất bại liên tiếp trong rất nhiều sản phẩm như Newton MessagePad, một thiết bị không những hoạt động không tốt mà còn có giá quá cao – 700 USD.
Ảnh: Jim Abeles/Flickr.Thế nhưng, không chịu rút kinh nghiệm từ sai lầm trước đó, CEO John Sculley lại tiếp tục dẫm vào vết xe đổ của chính mình khi dành quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc nhằm đưa hệ điều hành System 7 vào bộ vi xử lý PowerPCc hoàn toàn mới của IBM/Motorola, thay vì bộ xử lý Intel đang rất được ưa chuộng lúc bấy giờ bởi giá thành phải chăng và dễ sử dụng.
Ảnh: GUI GuidebookKết quả tất yếu là John Sculley bị Apple sa thải. Người sau đó lên kế nghiệm ông là nhân viên lâu năm Michael Spindler. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của Spindler cũng chỉ kéo dài được 3 năm, sau khi bị hội đồng quản trị lật đổ sau việc thất bại trong tất cả các cuộc đàm phán sát nhập công ty với IBM, Philips, hay Sun Microsystems.
Ảnh: YouTube.Người tiếp theo lên nắm giữ vị trí CEO Apple chính là Gil Amelio. Thời kỳ của Amelio cũng không có bất cứ thành tựu gì nổi bật, trừ quyết định mua lại công ty máy tính NextT của Jobs. Tuy nhiên đây cũng là quyết định mà ông “tự bắn vào chân mình”.
Ảnh: Lou Dematteis/Reuters.Vào tháng 6 năm 1976, một cú sốc trên thị trường chứng khoán khi có một cá nhân vô danh đã bán hết 1,5 triệu cố phiểu của Apple (nhiều người khi đó nghi ngờ rằng đó chính là Steve Jobs), làm cho giá trị cố phiếu của công ty xuống thấp nhất trong hơn 12 năm. Chính vì lý do này, Jobs đã thuyết phục được ban quản trị công ty cho mình làm CEO tạm thời, đồng nghĩa với việc Gil Amelio bị “bật bãi”.
Ảnh: AP.Ít lâu sau đó, chính Jobs đã thừa nhận rằng chính ông là người đã bán số lượng cố phiếu khổng lồ trên. Tuy nhiên chẳng hề có ai oán trách ông. Cuồi cùng, Amelio cũng đã quyết định từ chức chính thức, và nhường lại vị trí CEO Apple cho Steve Jobs. Từ đây, lịch sử công ty bước sang một trang hoàn toàn mới.
Ảnh: Legend Toys.Kỷ nguyên Steve Jobs bắt đầu bằng việc ông thành lập một hội đồng quản trị mới, đồng thời bắt tay với đối thủ số một của mình khi đó là Microsoft. Thậm thí Bill Gates đã tuyên bố đầu tư cho Apple một khoảng lên đến 150 triệu USD.
Ảnh: Jim Bourg/Reuters.Năm 1998, Apple giới thiệu iMac, chiếc máy tính hội tụ tất cả các chức năng mà con người cần lúc bấy giờ. Và cuối cùng đến năm 2000, “Quả táo khuyết” đã chính thức công nhận Steve Jobs là CEO chính thức của hãng, chứ không phải “tạm thời” như trước đó.
Ảnh: Mousse Mousse/Reuters.Vì vậy, khi các nhà quản lý công nghệ hiện đại như giám đốc điều hành cũ của Uber, Travis Kalanick nói rằng họ "Steve Jobs-ing" và kế hoạch trở lại với các công ty mà mình bị sa thải, điều đó sẽ rất khó xảy ra nhưng không phải là không thể, tiêu biểu chính là cựu CEO huyền thoại của Apple Steve Jobs.
Ảnh: REUTERS/Danish Siddiqui.Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet