Winner 150 lại có cần khởi động.
Tuy là chung ở hạng 150cc, có kiểu dáng cơ bản giống nhau tuy nhiên cấu trúc bên trong khác nhau. Winner 150 sử dụng hệ thống cam đôi DOHC, còn Exciter 150 dùng hệ thống cam đơn sohc . Do đó, tính đến chi tiết nhỏ gọn của khối động cơ thì Exciter 150 sẽ có cách thiết kế nhỏ gọn nhẹ hơn. Do đó, khối động cơ này được tích hợp 1 bộ phận giảm áp thường gọi là "Chó Áp"
Bộ phận "chó áp" trên Exciter 150. Nguồn ảnh: kecodon0077.
Bộ phận này nằm giữa trục cam và bơm nước trên đỉnh Cam của Exciter 150. Bộ phận này chịu nhiệm vụ khi động cơ tắt sẽ chủ động di chuyển piston đến vị trí thích hợp để khi khởi động kích nổ lần tiếp dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn. Giảm tải cho cục đề, cần khởi động. Do đó, nếu được tích hợp cần khởi động thì việc đạp nổ sẽ rất nhẹ nhàng, do quá nhẹ nhàng và việc này dư sức cho cục đề. Do đó, Yamaha sẽ loại bỏ cần khởi động.
Một số điểm dễ nhận biết "chó áp" đang làm việc hiệu quả đó là khi bấm đề gấp thì mọi người sẽ nghe tiếng "cạch" từ phía đầu bò của Exciter 150.
Còn với dòng Winner 150 với hệ thống trục cam đôi dohc nên trọng lượng sẽ tăng lên, độ phức tạp cũng tăng theo, tất nhiên không gian để thiết kế thêm "chó áp" giảm áp cho mỗi lần khởi động sẽ làm tăng trọng lượng cũng như tăng kích thước động cơ. Do đó, hãng Honda không tích hợp vào khối động cơ DOHC trên Winner 150. Do đó, đòi hỏi cục đề phải cực kỳ mạnh để có thể khởi động kích nổ dễ dàng.
Hệ thống DOHC trên Winner 150 đã khiến không có không gian để tích hợp "chó áp".
Bằng chứng cho việc này, hãy thử đạp cần khởi động sẽ thấy rất nặng có khi không đạp nổi. Do đó, cục đề phải cực kỳ tốt để chịu được tải lớn từ piston kích nổ. Honda đã phải dự phòng trường hợp cục đề chịu tải quá nhiều phải tích hợp cần khởi động, nếu cục đề không hoạt động cũng có thể đạp cần khởi động bằng việc "cố gắng hết sức".
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet