Tại sao chân chống nghiêng lại được đặt bên trái thân xe máy
Tuy nhiên, ở châu Âu và Hoa Kỳ, có rất nhiều quốc gia thì quy định các phương tiện giao thông được đi bên phải làn đường. Một số anh em sẽ nghĩ rằng sẽ thuận tiện hơn và an toàn hơn nếu có chân chống bên phải, nhưng những chiếc xe máy sản xuất ở những nước đó cũng được thiết kế chân chống nằm bên trái.
Trong trường hợp ô tô (xe bốn bánh), tay lái tiêu chuẩn ở bên phải khi quốc gia cho phép xe chạy bên trái làn đường và vô lăng bên trái khi đi ở làn đường bên phải. Do đó, dù cùng một mẫu xe nhưng hai bên trái và phải của vô lăng đều được làm lại theo quốc gia xuất khẩu.
Trên thực tế, đây không chỉ là về sự tiện lợi hay các vấn đề pháp lý, mà là về cấu trúc của cơ thể con người. Phần lớn con người có "bàn chân trục (không phải bàn chân thuận)" đặt bên trái (nói chung là bàn chân trái chiếm 7 phần, chân phải chiếm 3 phần đối với người Nhật). Và khi chạy xe hoặc đá bóng, con người sẽ dùng chân trục để hỗ trợ cơ thể không rời khỏi mặt đất. Vì vậy, tất yếu, khi đi xe máy, sẽ an toàn hơn khi đứng nghiêng người bên trái, đỡ cơ thể bằng chân trái.
Tất nhiên, có thể còn có một số "thói quen" bắt đầu từ trường dạy lái xe. Nhưng ngay cả những người không đi xe máy cũng có nhiều khả năng bước lên và xuống xe máy từ bên trái hơn. Đối với Trẻ con mới bắt đầu tập đi xe đạp thường đẩy từ bên chân trái nên có thể thấy sức ảnh hưởng của vị trí trục chân trái.
Ngoài ra, theo tham khảo thì phiên bản Úc của Hunter Cub CT110 và những chiếc xe Yamaha AG200 cũng có thể có chân chống bên phải (có thể là tùy chọn). Điều này nhằm cải thiện sự thuận tiện bằng cách giúp người sở hữu dễ dàng đậu xe hơn ở bên trái hoặc bên phải ở những nơi có chân không thuận lợi như đồng cỏ.
Hunter Cub CT110.
Yamaha AG200.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet