Nội dung

Mới đây nhất là vụ tai nạn xe container đâm cháy xe khách ở Bình Thuận hôm 7/11 làm 10 người chết cháy. Người lái gây tai nạn được xác định chỉ là phụ xe, công an còn đưa ra giả thuyết có thể tài xế chỉ mới 22 tuổi này đã ngủ gật sau vô lăng khiến ôtô lấn tuyến đấu đầu liên tiếp với 2 xe khách.

Cũng vào giấc sáng sớm ngày 25/10, một xe khách xuyên Việt chở 29 người đến địa bàn xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) thì bất ngờ lao về sang lề trái, phá hỏng gần 50m tường hộ lan trước khi rơi xuống ruộng sâu 4m. Nguyên nhân cũng do tài xế buồn ngủ không làm chủ được tay lái.

Cảnh sát cũng kết luận nguyên nhân chiếc xe tải lưu thông trên quốc lộ 48A qua Nghệ An đâm vào lan can rơi xuống chân cầu lúc 5h sáng ngày 30/8, là do tài xế lơ mơ ngủ không kiểm soát được tay lái.

 tai nạn giao thông từ giấc ngủ sau tay lái

Buồn ngủ khi cầm vô lăng khiến nhiều tài xế mất lái và dễ gây ra tai nạn. Ảnh minh họa: wordpress

Cũng có trường hợp may mắn hơn, tài xế ngủ gật khi đang lái xe, song nhờ có cảnh sát giao thông đánh thức kịp thời nên không gây tai nạn.

Điển hình là vụ xảy ra ở Hà Nội hồi cuối năm ngoái, chiếc xe tải phóng như bay trên đường vào giờ cao điểm, trong khi tài xế đang ngủ gật trong cabin.

Đông đảo cảnh sát đã phải lao xe lên phía trước và dùng loa mở hết công suất đánh thức lái xe dậy; đồng thời hú còi cảnh báo cho những người tham gia giao thông. Đến lúc này tài xế mới choàng tỉnh và kịp phanh xe lại tại khu vực đèn đỏ.

Từng có kinh nghiệm lái xe khách đường dài hơn 20 năm qua, anh Tân (quận 7, TP HCM) cho VnExpress.net biết, thông thường vào ban đêm, đặc biệt giấc từ 4 đến 5h sáng, tài xế hay buồn ngủ và không dễ để cưỡng lại.

"Khi buồn ngủ, phản xạ sẽ chậm lại, độ tỉnh táo giảm nên khả năng xử lý tình huống thiếu chính xác, dễ mất lái và gây tai nạn. Bản thân tôi cũng có lần thiu thiu ngủ khi đang lái xe, đến khi giật mình tỉnh dậy thì sắp đâm vào xe khác", anh Tân kể.

Vì thế kinh nghiệm của tài xế này để khỏi buồn ngủ là trước khi ngồi vào vô lăng phải uống một tách cà phê hay một lon nước tăng lực để giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Bên cạnh đó, nếu có người trò chuyện với tài xế suốt chặng đường thì sẽ đỡ buồn ngủ. 

"Và dù chạy xe tốc hành đến mức nào, khi thấy buồn ngủ không thể cưỡng lại được thì nên dừng lại trên đường để ngủ một lát rồi mới đi tiếp. Chậm một chút nhưng tránh được gây tai nạn đáng tiếc", anh Tân khuyên các tài xế.

 tai nạn giao thông từ giấc ngủ sau tay lái

Sau khi gây tai nạn, xe khách leo qua gò đất cao rồi cắm đầu xuống ruộng do tài xế ngủ gật. Ảnh: Q.T.

Một nghiên cứu quy mô lớn của Cục Quản lý an toàn giao thông quốc gia Mỹ mới đây cho thấy có đến 20% tai nạn và 12% các vụ “suýt tai nạn” là do tài xế ngủ gật khi cầm lái. Không chỉ riêng tài xế lái xe đường dài mà tình trạng này xảy ra ở bất cứ tài xế nào. Cụ thể cứ 5 bác tài được hỏi thì có tới 3 người cho biết họ mới chỉ lái xe chưa đến một tiếng đã buồn ngủ.

Vì thế cơ quan này đưa ra 10 lời khuyên sau đây giúp người cầm vô lăng khỏi rơi vào trạng thái buồn ngủ:

- Trước mỗi hành trình dài, hãy ngủ đủ và sâu giấc. Nên dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ và uống cà phê hoặc chè để lấy lại sự tỉnh táo.

- Sau khi uống cà phê hoặc chè khoảng 30 phút mới được tiếp tục lên đường bởi cần có thời gian để nghỉ ngơi và để chất caffeine ngấm vào máu. Không dùng rượu bia và đồ ăn khó tiêu. Tránh các thức ăn nhiều tinh bột, nên dùng thực phẩm giàu protein.

- Trước khi lái xe đường trường nên ngủ đủ giấc, ít nhất là 6 tiếng hoặc hơn.

- Không nên làm việc cả ngày rồi lái xe cả đêm, vì mệt mỏi là nguyên nhân chính dẫn đến "gà gật".

- Nên tranh thủ lái xe những lúc bạn tỉnh táo và nghỉ đêm thay vì lái thông cả ngày lẫn đêm.

- Nên tránh lái xe vào những thời điểm dễ gây buồn ngủ như giữa trưa và từ giữa đêm đến sáng.

- Nếu bắt buộc lái xe vào những thời điểm đó thì hãy tạm dừng vài phút và nghỉ ngơi.

- Tránh sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ như thuốc chống dị ứng, thuốc cảm cúm khi sắp lái xe.

- Khi lái xe đường trường một mình nên vặn to radio, thỉnh thoảng thay đổi chương trình để chống lại cơn buồn ngủ. Hoặc tốt nhất là có người ngồi cạnh trò chuyện. Bên cạnh đó nên nghỉ 2h mỗi khi đi được 150 đến 300 km (tùy sức khỏe). Những lúc nghỉ nên ra khỏi xe, làm vài động tác thể dục, nhất là cử động cổ và vai.

- Hãy lên lịch trình đi và không nên đi quá 500 đến 600 km đường một ngày (tùy vào thể trạng mỗi người).

Tài xế nên dừng lại để nghỉ ngơi khi:

- Có dấu hiệu lái lệch ra khỏi làn đường của mình.

- Khi cảm thấy khó tập trung cao độ.

- Ngáp liên tục.

- Cảm thấy khó mở mắt một cách tỉnh táo.

- Và khi bạn suýt đâm vào cái gì đó.

Thi Ngoan

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 siêu xe sắp ra mắt trong tương lai

Cuộc khủng hoảng kinh tế ít nhiều đã làm cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng và phát triển chậm hơn dự kiến. Tuy vậy, vẫn có những dự án đang âm thầm được triển khai để làm hài lòng những tay đam mê siêu xe và tốc độ. Trong vài năm tới, 5 siêu xe của các thương hiệu nổi tiếng sẽ lần lượt ra mắt.

Xem thêm  

Audi Q5 đọ sức cùng Lexus RX350

Trong phân khúc xe CUV hạng sang tại Việt Nam, có rất nhiều cái tên nổi bật khiến cho khách hàng phân vân khi chọn lựa. Chúng tôi chọn ra hai mẫu xe tiêu biểu Audi Q5 và Lexus RX350 để tìm kiếm sự khác biệt giữa hai đại diện tiền tỷ này.

Xem thêm  

Siêu xe Lamborghini Gallardo mới sắp ra mắt

Sau khi chính thức "khai tử" dòng Gallardo cũ sau 10 năm có mặt trên thị trường với tổng cộng 14.022 chiếc được xuất xưởng. Mới đây hãng sản xuất siêu xe Lamborghini đã tiết lộ những hình ảnh mới...

Xem thêm