Tà Xùa (Sơn La)
Dãy Tà Xùa được tạo thành bởi 3 đỉnh núi san sát nhau, tạo thành biên giới giữa tỉnh Sơn La và Yên Bái. Đây cũng chính là dãy núi nằm nhô xuống thung lũng lòng chảo của Háng Đồng. Nhìn từ xa, bạn đã có thể cảm thấy phấn khích bởi hình dáng của chúng nhô lên, sụt xuống, giống hệt sống lưng của một chú khủng long khổng lồ.
Đỉnh cao nhất của dãy Tà Xùa đạt đến 2.865m và được xếp thứ 10 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để đến với “sống lưng khủng long” này, bạn phải men theo con đường mòn dân sinh. Đây là con đường độc đạo dẫn lên đỉnh núi.
Hòa mình với mây trời trên đỉnh “sống lưng khủng long” ở Tà Xùa (Ảnh: Hai Le Cao)
Đường trên sống lưng rộng chỉ chừng 1m với độ dốc gắt lổn nhổn sỏi đá, chưa kể hai bên đều là vực sâu hun hút. Thế nhưng, cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ khi đứng trên đỉnh Tà Xùa thực sự là món quà cho những ai chinh phục được cung đường này.
Bước giữa biển mây trên dãy Tà Xùa (Ảnh: maic.mmm/Instagram)
Tận hưởng mây núi sau hành trình chinh phục “ sống lưng khủng long ở Tà Xùa(Ảnh: octoberxconn/Instagram)
Bình Liêu (Quảng Ninh)
Bình Liêu là một huyện miền núi giáp với Trung Quốc và có hàng loạt cột mốc biên giới. “Sống lưng khủng long” của Bình Liêu nằm ở cột mốc 1305 trên đường tuần tra biên giới phía Tây Bình Liêu và nằm ở độ cao 700m so với mặt nước biển. Với địa hình chênh lệch với vùng biển mà Bình Liêu được mệnh danh là Sa Pa của Quảng Ninh.
Cảnh quan hùng vĩ nhìn từ “sống lưng khủng long” ở Bình Liêu (Ảnh: Forest)
Sống lưng khủng long mùa cỏ xanh (Ảnh: huyennguyen/Instagram)
Nhờ cấu trúc địa hình đa dạng mà Bình Liêu có được nhiều cảnh quan tươi đẹp, chinh phục cộng đồng phượt với những ruộng bậc thang, núi đồi trùng điệp bên cạnh những ngôi làng nhỏ xinh êm đềm trong khói bếp… thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan tươi đẹp nên hầu như mùa nào cũng đẹp và mỗi mùa lại đẹp theo kiểu riêng, đặc trưng riêng.
Tận hưởng không gian thơ mộng từ đỉnh Bình Liêu (Ảnh: Triệu Tú Trinh)
Để đến với đỉnh núi và tản bước trên “sống lưng khủng long” của Bình Liêu, bạn phải trekking khoảng 2 giờ đồng hồ khá hiểm trở. Con đường còn rất hoang sơ, chưa có bậc thang, chỉ có bước chân người tiếp người thành lối mòn dẫn đường. Thế nhưng, chính vẻ hoang sơ cùng thảm cỏ tranh hay cỏ lau mỗi mùa mà hành trình của bạn thực sự “đáng công sức”. Đứng trên đỉnh Bình Liêu, ngắm nhìn phong cảnh núi non trùng điệp, bạn thấy mình sao quá nhỏ bé, sao quá thảnh thơi với đời…
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet