Chúng ta đã có thuyền nổi trên mặt nước hoặc những chiếc máy có thể bước đi trên mặt nước, tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại thì chưa có một chú robot hay một loại máy nào có khả năng nhảy lên không trung từ bề mặt nước cả, điều này dường như đang vượt quá tầm giới hạn ngiên cứu của chúng ta. Tuy nhiên, một nhóm kỹ sư được dẫn dắt bởi một nhà nghiên cứu đại học quốc gia seoul vừa tạo ra ra một chú robot có thể nhảy trên mặt nước.
Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cơ chế cử động của nhện nước (hay còn gọi là gọng vó ) về cách di chuyển và cách nhảy của nó. Theo các nhà nghiên cứu thì bí quyết để nhện nước có thể nhảy đó là sự cân bằng. Khi nhện nước muốn nhảy thì chúng phải cân bằng 2 lực đó là lực để tạo đà nhảy tối đa phải bằng sức căng tối đa của bề mặt nước. Và kỹ thuật nhảy của nhện cũng bao gồm một mẹo nhỏ đó là cách xoay chân giữa và chân sau để giữ chân của nó tiếp xúc với nước lâu hơn, giúp nó có nhiều thời gian hơn để tương tác với mặt nước và tạo đà, chứ không phải là chỉ đẩy các chân đó xuống dưới.
Vì thể để nhảy trên nước thì chú robot cần có các chân với phần mũi chúc xuống để có thể bắt chước cơ chế xoay chân của nhện nước và tránh làm xuyên qua bề mặt cong của nước. Thiết bị này cũng cần phải siêu nhẹ với các chân không thấm nước.
Qua thử nghiệm so sánh thực tế thì chú robot mô phỏng được tạo ra có khả năng nhảy rất cao, đạt tới 92% gia tốc tối đa trên lý thuyết. Các kỹ sư đã thiết kế con robot có chân dài hơn so với chân nhện nước 5 cm nhằm tối đa hóa mô-men xoắn. Để hoàn tất cỗ máy côn trùng nhảy bé nhỏ này, một thiết bị dạng lò xo trong thân máy được làm nóng bằng cách sử dụng một trở hàn nhỏ, gây ra một sự thay đổi trong độ rung và kích hoạt việc nhảy.
Và một điểm đáng chú ý nữa là các robot nhảy này thậm chí nhảy trên mặt nước còn tốt hơn trên mặt đất. Theo lời tác giả, độ rung của các chân trên mặt nước thấp hơn trên mặt đất, và biến thành động năng dạng thẳng đứng lớn hơn.
Video quay chậm để phân tích kỹ thuật nhảy của robot
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet