Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các phương tiện tham gia giao thông là xe cơ giới phải "có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển".
Tại tiêu chuẩn số TCVN 6770-2001 về các yêu cầu cơ bản đối với việc sử dụng gương lắp trên xe máy 2 bánh được quy định như sau:
- Xe gắn máy 2 bánh có vận tốc tối đa theo thiết kế không vượt quá 50km/h phải được gắn ít nhất 1 gương chiếu hậu ở bên trái phương tiện;
- Phương tiện có vận tốc tối đa theo thiết kế vượt quá 50km/h và các phương tiện 3 bánh phải được lắp 2 gương, 1 bên trái, 1 bên phải phương tiện.
Do vậy, về nguyên tắc, việc chỉ lắp gương chiếu hậu bên trái xe mà không lắp gương bên phải xe sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, trường hợp có lắp gương chiếu hậu bên trái xe nhưng gương không có tác dụng thì bạn vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.
Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với gương sử dụng để lắp trên môtô, xe máy được quy định tại tiêu chuẩn: TCVN 6770-2001 Phương tiện giao thông đường bộ- Gương chiếu hậu môtô và xe máy- Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu. Tiêu chuẩn này được biên soạn trên cơ sở quy định ECE 81-00/S1 ( ECE: uỷ ban kinh tế châu âu). Loại gương dùng cho môtô,xe máy là gương kiểu L.
Trong tiêu chuẩn nêu trên quy định :Tất cả các loại phương tiện hai bánh với vận tốc tối đa theo thiết kế không vượt quá 50km/h( hay dung tích động cơ nhỏ hơn 50cm3) phải được gắn ít nhất một gương ở bên trái phương tiện. Phương tiện hai bánh với vận tốc tối đa theo thiết kế vượt quá 50km/h và tất cả các phương tiện ba bánh phải được lắp hai gương, một bên trái và một bên phải của phương tiện.
Gương chiếu hậu dùng cho ôtô được quy định trong TCVN 6769-2001 Phương tiện giao thông đường bộ- Gương chiếu hậu- Yêu cầu và phương pháp thử trong công nhận kiểu được biên soạn trên cơ sở quy định ECE 46-01/S4. Số lượng lắp đặt được quy định như sau: Vì không thể có một kiểu loại gương mà có thể giúp cho lái xe quan sát được tất cả các vị trí cần thiết cho nên gương được chia thành các loại sau:
- Gương lắp trong (loại I) có tác dụng để lái xe quan sát phía sau;
- Gương lắp ngoài chính (loại II và III) cho lái xe quan sát hai bên thành xe trong khoảng phạm vi hẹp;
- Gương lắp ngoài góc rộng(loại IV) giúp lái xe quan sát hai bên thành xe ở phạm vi rộng hơn ngoài phạm vi của gương lắp ngoài chính;
- Gương lắp ngoài nhìn gần (loại V) dùng để quan sát ngay hai bên dưới bánh xe. Tuỳ theo việc phân loại phương tiện mà quy định số lượng cũng như kiểu loại gương cho từng loại phương tiện cũng khác nhau.
- Tất cả các gương chiếu hậu đều phải điều chỉnh được một cách dễ dàng quanh cán gương nhưng cũng không quá rung lắc, lỏng lẻo khi xe chuyển động.
- Phải đảm bảo bền khi bị chèn ép hoặc va chạm. Khi bị vỡ thì các mảnh kính văng ra phải hạn chế tối đa việc gây sát thương cho người điều khiển phương tiện cũng như những người khác.
- Bề mặt phản xạ của gương phải có hình dạng phẳng hoặc cầu lồi tuỳ theo các loại gương. Diện tích cũng như dạng bề mặt của gương phải giúp cho người lái xe dễ dàng quan sát qua gương phía trước bánh xe, xung quanh xe, phía sau xe cũng như phía sau ở trong xe.
- Gương được làm từ kính an toàn (là loại kính khi bị vỡ sẽ vỡ vụn theo định dạng trước của nhà sản xuất hoặc các mảnh vỡ vẫn bám dính vào lớp chất dẻo trong suốt PVB trung gian);
- Mảnh vỡ của kính vẫn bám vào vỏ bảo vệ hoặc nếu có mảnh vỡ rời khỏi vỏ bảo vệ thì các cạnh của mảnh vỡ này không được vượt quá 2,5mm.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet