Những dấu hiệu cho thấy cần phải thay dây curoa.
- Xe đã chạy được trên 15.000 km.
- Xe vận hành ì ạch khi bắt đầu chuyển động, cảm giác nặng, thiếu linh hoạt.
- Tiếng máy xe không còn êm ả. Trong lốc nồi phát ra âm thanh lạ lạch phạch, hoặc tiếng cọ rít.
- Tốn nhiên liệu hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dây curoa mất chức năng truyền lực tốt từ pulley trước ra pulley sau dẫn đến công hao phí lớn.
- Xe vận hành không ổn định cảm giác lên ga không ngọt và đôi lúc bị khựng như bị hiện tượng bị chùng sên ở xe số. Xe lên ga khó khăn ở những nước ga cuối.
Khi đi bảo trì xe, các bạn cần kiểm tra trực quan sợi dây trước khi quyết định có nên thay dây curoa hay không.
Các bước kiểm tra dây curoa:
1. Xem phần bụng dây:
Các răng cao su ở phần bụng của dây curoa chuyển động liên tục để truyền động theo vòng tua máy và hoạt động trong môi trường rất nóng, ma sát với hai mặt tiếp xúc của pulley trong một thời gian dài gây ra tình trạng nứt ở các chân của răng cao su. Sau khoảng 5 - 10 nghìn km đã có hiện tượng nứt bụng dây. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường nên không phải thay mới tại thời điểm này.
Hai bên hông dây là những bộ phận hoạt động nhiều nhất của dây curoa, chức năng của 2 mặt này phải có độ liên kết ( bám ) với pulley. Khi thấy rạn nứt ở hai bên hông như hình thì dứt khoát phải thay dây. Dây bị hiện tượng như vậy nếu không thay ngay sẽ phá hư pulley trước và sau. Các bạn sẽ “tổn thất nặng nề” khi phải thay pulley.
3. Vết nứt ở mặt trên của dây:
Mặt trên của dây xuất hiện các vết nứt ngang, rách lớp bố trên. Cần phải thay dây curoa ngay (dù vết nứt ngang nhỏ hay lớn), lúc này dây không còn khả năng chịu lực nữa, có thể đứt bất cứ lúc nào.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet