1. Mắt của bạn có dấu hiệu bị mờ
Hậu quả dễ nhận thấy nhất của những "con nghiện" smartphone nằm ở chính đôi mắt. Theo nghiên cứu năm 2011, 90% những người nhìn chằm chằm vào thiết bị kỹ thuật số trong 2 giờ mỗi ngày đều mắc phải nhiều vấn đề phức tạp về mắt. Nếu như mắt của bạn đang mờ dần, hãy nhanh chóng thay đổi để phục hồi thị lực hoặc đôi mắt bạn sẽ ngày càng trở nên tệ hơn.
2. Điện thoại là một thứ vô cùng quan trọng
Hầu hết những "con nghiện" sẽ giật mình thon thót khi không thấy điện thoại trong tầm mắt. Thậm chí, họ còn thấy lo lắng, bồn chồn khi chẳng may đi học, đi chơi mà để quên điện thoại ở nhà. Theo cuộc khảo sát, có tới 73% người Mỹ cảm thấy hoảng loạn khi không tìm được điện thoại ngay khi họ cần. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cách li với điện thoại có thể gây ra những triệu chứng về thể chất và tinh thần tương tự như những người nghiện thuốc. Nếu bạn cảm thấy thiếu thốn, lo lắng khi không có điện thoại trong tay, cách khắc phục là hãy ghi lại những cảm xúc đó và tập điều chỉnh, hít thở sâu, đi bộ hoặc tập thể dục để nhanh chóng vượt qua cảm giác đó.
3. Bỗng nhiên bạn cảm thấy cần làm việc
Đôi khi, việc vào điện thoại để kiểm tra email hay lịch trình công việc cũng sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng và bắt tay vào công việc ngay khi đang là kỳ nghỉ lễ. Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu đó, bạn nên dành một ít thời gian để cai nghiện công nghệ số mà bạn đang sử dụng.
4. Cảm thấy đau đầu
Đối với một vài người, sử dụng quá nhiều máy móc sẽ không những gây mỏi mắt mà còn khiến họ nhức đầu, mệt mỏi. Nặng hơn nữa, tín đồ nghiện smartphone có thể gặp nhiều vấn đề về khả năng tư duy hoặc thậm chí mất trí nhớ ngắn hạn.
5. Đôi khi bạn chờ đợi vô ích chỉ vì sợ bị đánh giá
Thỉnh thoảng nhìn thấy một bức ảnh tuyệt đẹp trên Instagram, bạn không vội vàng nhấn nút like ngay mà cố đợi đến 30 phút sau mới like chỉ vì không muốn người khác đánh giá mình là kẻ quá nhàn rỗi. Đây thực sự là một dấu hiệu thường thấy ở các tín đồ nữ giới thường xuyên sử dụng Instagram.
6.Giấc ngủ của bạn không ngon
Nếu thiết bị của bạn đặt phía trên đầu khi nghỉ, bạn có thể muốn suy nghĩ lại về thói quen này, nó có thể phá hoại giấc ngủ của bạn. Nghiên cứu cho thấy tiếp xúc kéo dài với điện thoại di động trước khi đi ngủ làm cho người dùng khó khăn hơn để có cảm giác ngủ sâu giấc. Không đề cập tới vấn đề luôn có sự cám dỗ từ các tin nhắn, kiểm tra thông báo email trước khi bạn nhắm mắt.
7.Hội chứng Cảm giác điện thoại rung
Nhiều lúc, bạn có cảm giác điện thoại của mình rung nhẹ trong túi nhưng khi bạn kiểm ra thì không thấy gì cả. Cảm giác này xảy ra ở khá nhiều người chứ không chỉ một mình bạn.
Mới đây, trường Đại học Fort Wayne ở Ấn Độ đã tiến hành khảo sát và kết quả là 89% sinh viên được hỏi cho biết họ đều gặp phải vấn đề này.
8. Cảm giác sợ bị tụt hậu
Bạn có thường xuyên có suy nghĩ rằng mọi người đang làm gì và liệu mình có bỏ lỡ một sự kiện gì đó? Đây thực chất là hiện tượng FOMO (Fear of losing out), một cảm giác lo sợ rằng mình không cập nhật thông tin hoặc bỏ lỡ những sự kiện mới nhất, xảy ra ở hầu hết người sử dụng smartphone. Một cách để hạn chế cảm giác này đó là hãy đặt lí trí của bạn rời xa thế giới ảo để làm điều mà bạn thực sự quan tâm và muốn làm, không chạy theo những gì hào nhoáng và lung linh mà mọi người thể hiện trên mạng xã hội.
9. Chuột rút ngón tay
Khi nhập văn bản trên smartphone liên tục nhiều giờ đồng hồ, ngón tay có thể bị chuột rút và đau nhức. Nếu bạn cảm thấy chuyện này thường xuyên xảy ra, hãy tạm ngừng sử dụng smartphone. Kèm theo đó là ra ngoài đi dạo, hít thở không khí trong lành hay tập vài bài thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp ích rất nhiều.
10. Xao lãng gia đình và bạn bè
Hàng ngày, bạn thường ăn tối cùng gia đình, người thân với những chiếc smartphone đặt cạnh bát cơm, và tâm trí cũng được dành cho những cuộc nói chuyện trên điện thoại. Đương nhiên, sẽ chẳng có gì sai khi bạn trả lời những cuộc gọi quan trọng và cấp bách. Tuy nhiên, nếu điều đó trờ thành thói quen khiến bạn lơ đễnh trong các cuộc nói chuyện mặt đối mặt để chú ý tới Twitter, Facebook, Yahoo... thì khi ấy bạn cần cân nhắc lại hành vi của mình. Để bảo vệ các mỗi quan hệ, hãy quyết tâm ưu tiên dành toàn bộ sự chú ý và chân thành với người đang ở bên bạn.
11. Việc học tập và công việc bị ảnh hưởng
Đôi khi ngay cả trong lúc học hay làm việc, bạn luôn luôn liếc nhìn màn hình điện thoại và đợi chờ tin nhắn hay thông báo từ bạn bè trên Facebook đến mức không thể tập trung vào việc cần làm. Hiển nhiên, bạn không thể vứt bỏ hay tháo sim khỏi điện thoại vì vẫn có những cuộc gọi quan trọng bạn cần phải quan tâm. Vì vậy, "con nghiện" smartphone có thể cài đặt những ứng dụng có chức năng khóa và hạn chế cập nhật các tin báo từ mạng xã hội, các trang web trực tuyến...để giúp bạn tập trung hơn.
12. Vật bất ly thân
Nếu bạn mang theo điện thoại đi khắp mọi nơi, trong đó có phòng tắm, phòng vệ sinh – có thể đã đến lúc dừng sự can thiệp của kỹ thuật số vào cuộc sống của bạn. Nghiên cứu thú vị của nhà sản xuất LG Electronics cho thấy 77% người Mỹ sử dụng điện thoại trong khi họ đang lên giường với người khác.
13. Bạn thường có tư thế ngồi rất khó coi
Nếu bạn cảm thấy tư thế ngồi của mình không thoải mái, vai và cổ co rút lại, đó là do thói quen khi sử dụng smartphone. Mỗi khi sử dụng thiết bị này, cơ thể có xu hướng đẩy về phía trước, gây ra triệu chứng căng mỏi trên cổ và lưng. Thậm chí, đối với nhiều con nghiện, tư thế ngồi của họ sẽ bị thay đổi hoàn toàn sang chiều hướng xấu. Khi đã thành thói quen, việc quay về tư thế đúng sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, những tín đồ công nghệ đừng vì quá đam mê mà biến mình thành những "con nghiện" khó chữa nhé
Nguồn Genk.vn
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet