Một nghiên cứu gần đây tìm ra loài lưỡng cư có hình dạng giống với cá sấu, với kích thước bằng một chiếc xe hơi cỡ nhỏ, chúng bắt đầu thống trị các hồ thời tiền sử từ 200 triệu năm trước.
hóa thạch của loài “siêu kỳ giông” này được các nhà cổ sinh học phát hiện trong khu hồ cổ xưa ở miền Nam của Bồ Đào Nha.
Loài "siêu kỳ giông" tiền sử có hình dạng gần giống với cá sấu và to bằng một chiếc xe hơi cỡ nhỏ
Đây là loài động vật ăn thịt với chiều dài gần 2 mét, sinh sống ở khu vực sông hồ ở kỷ Trias, chúng được đặt tên khoa học là Metoposaurus algarvensis.
Với hàm răng sắc nhọn có thể xử lí dễ dàng các loại cá, thậm chí là những khủng long cỡ nhỏ nếu chúng lại gần uống nước. Chúng khá hung dữ và tạo dựng được “đế chế” cho riêng mình trước cả khủng long bạo chúa T-rex và Brachiosaurus.
Ảnh đồ họa loài động vật thống trị các sông hồ trước thời kì khủng long
Hóa thạch xương hộp sọ của loài Metoposaurus algarvensis
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết loài kỳ giông siêu khổng lồ đã biến mất trong cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt cách đây 201 triệu năm, đánh dấu thời điểm kết thúc ký Trias. Lúc này, siêu lục địa Pangea bắt đầu tách ra, mở đầu cho thời kì thống trị của khủng long.
Ngày nay, hóa thạch của loài Metoposaurus được tìm thấy ở hầu hết các lục địa từ châu Phi, châu Âu, Ấn Độ và Nam Mỹ.
Tiến sĩ Richard Butler, đại học Birmingham cho biết: “Ở kỷ Trias, khi loài kỳ giông khổng lồ thống trị thì sông hồ là nơi đáng sợ. Nhưng hầu hết các loài lưỡng cư ngày nay lại khá nhỏ bé và vô hại”.
Loài kỳ giông vẫn tồn tại đến ngày nay với kích thước nhỏ hơn so với tổ tiên chúng. Trong hình là một con kỳ giông bắt được ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
- 25/03/15 13:40 Những cái chết nực cười và kém may mắn nhất lịch sử
- 24/03/15 16:09 Những hố sâu nổi tiếng và kì quái nhất thế giới
- 24/03/15 08:36 Ngất ngây với vẻ đẹp của giống hồng cổ châu Âu ở Sapa
- 24/03/15 05:59 Ngắm bộ ảnh thiếu nữ chơi đùa cùng thú dữ đầy ma mị
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet