Nội dung
Con gái tôi 17 tuổi, bị sốt 2 ngày nay, sau đó xuất hiện vài chấm đỏ ở chân, tôi chỉ nghĩ cháu bị sốt cao nên phát ban.

Tuy nhiên, cháu lại xuất hiện kinh nguyệt mặc dù chưa đến chu kỳ kinh... Cháu cũng kêu mệt mỏi nhiều nhưng không chịu đi khám. Tôi rất lo lắng, không rõ cháu có bị mắc bệnh phụ khoa không?

Lê Thị Hạnh (TP.Hồ Chí Minh)

Phân biệt sốt xuất huyết với viêm phụ khoa

Ảnh minh họa

Các triệu chứng như con gái chị đang gặp, khả năng cháu bị sốt xuất huyết (SXH) là khá cao. Chị có thể kiểm chứng thêm xem xung quanh vùng có ai bị SXH không, cháu có từng đi đến các nơi có dịch SXH hay không. Nếu có thì chính xác là cháu bị SXH. Tuy nhiên, với các triệu chứng như cháu gặp, sốt cao, xuất huyết thì dù bị bệnh gì, cháu cũng cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bệnh viện sẽ có cách kiểm tra rất nhanh để biết cháu có thực bị SXH hay không và có cách xử lý đúng.

Bệnh SXH ở người lớn hiện nay ngày càng gia tăng. Đó có thể do môi trường ô nhiễm, mật độ dân cư đông, tập trung nhiều ở các thành phố lớn. Người lớn cũng thường di chuyển nhiều, tới các vùng có dịch hoặc chủ quan để bị muỗi đốt.

Các triệu chứng ở người lớn cũng khác trẻ em, thời gian sốt dài hơn (từ 7-10 ngày), có người có xuất huyết dưới da, nhưng có người bị bầm tím các mảng lớn sau đụng chạm nhẹ, chảy máu răng tự nhiên hay máu mũi tự nhiên, nôn ra máu, tiêu ra máu. Đặc biệt, ở nữ giới có hiện tượng chảy máu âm đạo. Điều này dễ gây nhầm lẫn là có kinh nguyệt hoặc không đúng chu kỳ thì lại nghi ngờ bị bệnh phụ khoa, đi khám phụ sản… Một vài thống kê cho thấy, tỷ lệ xuất huyết nặng ở người lớn là 50%, còn trẻ em chỉ 6,2%) và thường gặp là xuất huyết âm đạo (hơn 50% so với trẻ em 0%), chân răng (48% so với trẻ em có 10%). Trẻ em mắc SXH có hiểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết, nhưng người lớn lại bị xuất huyết nhiều, ít sốc và sốt cao hơn. Do đó, nếu dễ biến chứng nặng hơn ở trẻ nhỏ.

Điều này là do người lớn thường chủ quan với sức khỏe của mình, không đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời khi gặp các triệu chứng xuất huyết. Nếu để chậm, bệnh nhân có thể bị xuất huyết toàn thân như nôn ra máu tươi, tiêu ra máu, xuất huyết dưới da, sốc và trụy tim mạch. Nếu không được truyền máu và truyền đủ máu thì bệnh nhân sẽ rất dễ tử vong.

Khi bị sốt cao, có một trong các biểu hiện xuất huyết thì người dân nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm