Nội dung
So với cách đây 2 năm, mức độ ô nhiễm không khí toàn cầu đã gia tăng ở mức đáng báo động. Và như vậy, nếu không được cải thiện, nó sẽ tạo nên cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Hơn 80% thành phố trên thế giới bị ô nhiễm không khí

Trong báo cáo mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, hơn 80% thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO về chất lượng không khí, trong đó tập trung chủ yếu tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Ngoài ra, cơ quan này cũng cảnh báo, mức độ ô nhiễm không khí toàn cầu đã tăng 8% bất chấp những cải thiện ở một số vùng. 

Ô nhiễm không khí dường như đang tập trung nhiều ở Châu Á.  Ở Trung Quốc, một quốc gia láng giếng với Việt Nam, ô nhiễm không khí đang là một vấn đề nan giải. Giới chức nước này thừa nhận Trung Quốc không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng không khí do nhà nước đặt ra, ít nhất tới năm 2030. bắc kinh là một trong những thành phố ô nhiễm nhất của Trung Quốc. Năm 2015, thành phố này đã 2 lần phát báo động đỏ - mức báo động cao nhất vì ô nhiễm khí thở. Theo đó, nhiều trường học được yêu cầu đóng cửa để đảm bảo an toàn cho trẻ em, người dân được khuyến cáo nên ở trong nhà, các phương tiện phải hạn chế đi lại…

Tại Mexico, trong tháng 5 vừa qua, chính phủ nước này đã 3 lần phát đi báo động về tình trạng ô nhiễm không khí đến người dân – một hiện tượng chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua. Với lệnh báo động này, các loại xe ô tô mang biển số có đuôi 3,4,9 và 0 đã bị cấm lưu thông trên đường vào ngày hôm sau. Cùng với đó, các nhà máy xi măng, dược phẩm, hóa chất, trạm xăng dầu… cũng phải giảm 40% công suất hoạt động.

hà nội ô nhiễm không khí không kém Bắc Kinh?

“Nếu bạn tới thành phố này vào ban ngày, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang. Ai cũng muốn bảo vệ gương mặt và cơ thể khỏi tác động từ môi trường”, trang Channel News Asia (Singapore) đã viết như vậy khi nói về vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Vào đầu tháng 3/2016, dựa vào trang Aqicn.org của Đại sứ quán Mỹ, trên mạng xã hội đã cảnh báo: tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội không kém hơn Bắc Kinh. Theo đó, chỉ số AQI (dùng để đánh giá chất lượng không khí và khả năng tác động sức khỏe) đo được trong hai ngày 1, 2/3 tại Đại sứ quán Mỹ (Láng Hạ) và Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội (Tây Hồ) dao động từ 114 - 388. Trong khi đó, vào cùng thời điểm, chỉ số AQI đo được tại Bắc Kinh dao động từ 119 - 298. Riêng nồng độ bụi PM2,5 tại Hà Nội có thời điểm cao gấp hơn 3 lần mức khuyến cáo theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí và gấp 7 lần so với khuyến cáo của WHO. Theo cảnh báo của các nhà khoa học, bụi PM2,5 là loại bụi nhỏ nhất trong khí quyển, có thể gây viêm nhiễm đường hô hấp và làm tăng nguy cơ tử vong của những người mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

Ô nhiễm không khí cuộc khủng hoảng toàn cầu

Ô nhiễm đang là vấn nạn mang tính toàn cầu

Một thông tin khác cũng khiến người dân vô cùng hoang mang, đó là, mới đây, thiết bị đo đạc, quan trắc đã phát hiện chất độc thủy ngân “bay lơ lửng trong không khí tại Hà Nội”. Về vấn đề này, ông Hoàng Dương Tùng – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên – Môi trường) xác nhận đây là thông tin chưa thật chính xác. Theo đó, chỉ có một điểm quan trắc của Tổng cục Môi trường có phát hiện thủy ngân từ mưa a-xit nên để kết luận trong không khí ở Hà Nội có tồn tại thủy ngân hay không cần phải nghiên cứu tiếp. Dù thông tin này đã được bác bỏ, tuy nhiên, đây cũng là lời cảnh báo tới mọi người khi mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trên diện rộng.

TP.HCM: 89% mẫu không khí được kiểm tra không đạt chuẩn

Không chỉ Hà Nội mới phải đối mặt với ô nhiễm không khí, tphcm cũng đang “đau đầu” về tình trạng này. Theo số liệu của Sở Tài nguyên môi trường, trên địa bàn TP.HCM, hầu hết nồng độ bụi đều không đạt quy chuẩn Việt Nam. Cụ thể, kết quả đo được tại 6 trạm quan trạm quan trắc tại 6 điểm tiểu biểu của thành phố cho thấy: 89% mẫu không khí được kiểm tra không đạt chuẩn. Đặc biệt, trong năm 2015, chỉ số khí độc hại CO (cacbon mônoxit), tiếng ồn và bụi… trong không khí ở thành phố còn ở mức báo động khi đã vượt số liệu giai đoạn 2010-2014. Ô nhiễm chất lượng không khí chủ yếu do bụi lơ lửng và mức ồn từ các hoạt động giao thông gây ra. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng mù khô tại thành phố đông dân này trong năm 2015.

Tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng có những chuyển biến phức tạp. Những tác nhân gây ô nhiễm không chỉ xuất phát từ bên ngoài mà còn tồn tại ngay bên trong nhà. Bạn đã có cách nào phòng ô nhiễm cho gia đình mình chưa?

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

MANG BỆNH VÌ RAU NHÀ TRỒNG

Trồng rau tại nhà chính là giải pháp với những người mong muốn có bữa cơm an toàn. Thế nhưng, với cách trồng thiếu khoa học, nhiều bà nội trợ đang đầu độc gia đình mình Cái khó ló cái khôn...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Sầu riêng thành chất độc khi nào?

Được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”, tuy nhiên, không phải lúc nào sầu riêng cũng bổ dưỡng, nhất là khi kết hợp thực phẩm không đúng cách. Sầu riêng + sữa = tử vong? Có vị béo,...

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm