Vào đầu thế kỷ 20, Tbilisi - thủ đô của Gruzia được biết đến như một phần của Nga với tên gọi Tiflis. Nó được sáp nhập vào nước này vào năm 1801 và trở thành thủ đô của Gruzia độc lập năm 1991.
Một gia đình khai thác mỏ ở dãy núi Ural được tác giả chụp năm 1910 với mục đích ghi lại một phần đời sống kinh tế của Nga trong giai đoạn này.
Người lao động và giám sát đang chuẩn bị làm móng cho một đập cống qua sông Oka, gần thị trấn Denivo vào năm 1912.
Cầu được xây dựng bắc qua sông Kama giúp nối liền tuyến đường sắt xuyên Siberia với chiều dài khoảng 9.600 km.
Tu viện Thánh Nil nằm trên đảo Stolobnyi, bên hồ Seliger được xây dựng vào năm 1528. Đây là một trong những tu viện lớn và hoành tráng nhất của đế chế nga trong những năm 1600. Sau khi đóng cửa năm 1927, nơi đây trở thành nhà thờ của Giáo hội chính thống Nga vào năm 1990.
Lò gốm sứ ở Cung Điện Hoàng tử Kyivan, thị trấn Rostov được chụp năm 1911.
Nhà máy trồng và chế biến chè Chakva, gần bờ Biển Đen là một trong những nơi cung cấp trà lớn nhất cho Đế chế Nga lúc bấy giờ.
Thánh đường Hồi giáo Shakh-i-Zindeh, ở Samarkand là nơi tập trung nhiều ngôi mộ và nhà nguyện đặc biệt dành cho phụ nữ dưới thời lãnh chúa Timur (còn được gọi là Tamerlane), người cai trị Trung Á từ năm 1370 đến 1405.
Samarkand, thành phố lớn thứ 2 ở Uzbekistan, hơn 2.700 tuổi, từng là thủ phủ của nhiều đế chế khác nhau. Các khu chợ ở đây là điểm dừng chân nổi tiếng trên con đường tơ lụa với các loại bông, len, thảm truyền thống.
Phố cổ Suzdal, trên sông Kamenka, bắc Moscow, được chụp năm 1912.
Thị trấn Borzhomi, nằm trong dãy núi Caucasus, ngày nay thuộc Gruzia, từng chịu sự kiểm soát của Nga trong những năm 1820. Nơi đây trở thành điểm du lịch lý tưởng nhờ sự phong phú của suối nước khoáng và những gian hàng thời trang bậc nhất.
Thị trấn Tobolsk từng là trung tâm hành chính - quân sự của Nga ở Siberia.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet