Windows 7 và Windows 8
1. Win-X:
Đây không phải là tính năng mà là một tổ hợp phím tắt "thần thánh" được nhiều người ưa dùng. Trên Windows 7 và Windows Vista, tổ hợp phím này sẽ kích hoạt Windows Mobility Center, một trung tâm điều khiển khá hữu ích dành cho các thiết bị PC di động. Thông qua trung tâm này, người dùng có thể nhanh chóng kiểm soát các chế độ tiết kiệm pin, sóng Wi-Fi, độ sáng màn hình, âm lượng. Nếu bạn sử dụng màn hình mở rộng hay Windows Sync Center thì cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa các thiết lập tại trung tâm này.
Với Windows 8, Windows Mobility Center đã bị loại bỏ và tổ hợp phím Windows X cũng hoạt động khác. Trên Windows 8, khi người dùng nhấn Windows - X thì hệ thống context menu của nút Start sẽ được kích hoạt, tương đương với việc người dùng nhấn chuột phải vào Start. Tại hệ thống context menu này, người dùng có thể truy cập nhanh vào một số chức năng có sẵn của Windows như Program and Features, Disk Management, Device Management, Command Prompt...
2. Lưu lại các thao tác click và bàn phím để phục vụ cho việc gỡ lỗi
Hẳn người dùng đã từng gặp phải khá nhiều lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng máy tính. Tuy nhiên, khi muốn cầu cứu ai đó, họ lại gặp phải vấn đề diễn tả những thao tác họ đã thực hiện gây ra lỗi trên. Với công cụ Steps Recorder trong Windows, người dùng có thể tiến hành ghi lại các thao tác chuột và bàn phím thực hiện trong máy tính mà gây ra lỗi, sau đó có thể lưu lại và gửi cho người giúp đỡ để họ có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân và giúp đỡbạn một cách nhanh chóng. Tính năng này có thể tìm thấy trong mục "Record steps to reproduce a problem" trong Start menu của Windows 7 hay "Step Recorders" trên Windows 8.
Thông tin về các thao tác người dùng được lưu lại dưới dạng HTML bao gồm screenshots và các thao tác chuột, bàn phím và được đóng gói vào một file ZIP.
3. Shift-Click ứng dụng trên taskbar để mở một cửa sổ mới
Đôi khi bạn vẫn cần phải mở một cửa sổ mới của ứng dụng đang chạy nhằm tiện phục vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân, khi đó hẳn bạn sẽ thấy khá loay hoay khi click vào biểu tượng ứng dụng vẫn chỉ mở ra cửa sổ hiện tại. Với việc giữ Shift và nhấn vào biểu tượng của ứng dụng trên taskbar, người dùng có thể dễ dàng kích hoạt một phiên làm việc khác của ứng dụng đó chạy song song với phiên làm việc đang hoạt động. Tính năng này hoạt động tương tự nhau trên Windows 7 và Windows 8.
4. Chụp ảnh màn hình trên Windows 8
Hẳn người dùng Windows các phiên bản trước đã từng trải qua "nỗi đau" khi chụp ảnh màn hình bằng việc ấn phím Print Screen, mở pain, paste screenshot từ bộ nhớ đệm ra Paint sau đó save lại. Kể từ Windows 7, Microsoft cũng đã thêm một tính năng mới có tên Snipping Tool giúp việc chụp màn hình được tự do và thoải mái hơn với các công cụ tùy biến nhiều hơn. Tuy nhiên ứng dụng này vẫn yêu cầu người dùng mở và lưu ảnh một cách thủ công. Với tổ hợp phím Windows + Print Screen trên Windows 8, người dùng có thể nhanh chóng chụp ảnh toàn màn hình sau đó tự động lưu lại trên ổ cứng mà không cần thêm một thao tác nào khác.
5. Chuột phải để gửi mail một file bất kỳ
Trong trường hợp bạn có cài đặt một ứng dụng email trên máy tính Windows của mình, việc đính kèm file vào email sẽ trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết. Thay vì phải duyệt từng thư mục theo dạng cây từ ứng dụng email, người dùng có thể click chuột phải vào file cần đính kèm và chọn Send to > Mail recipient. Ngay lập tức ứng dụng email sẽ được mở lên với file được đính kèm sẵn vào trong mail. Người dùng chỉ cần nhập tiêu đề mail và người nhận là có thể nhanh chóng gửi email mà không tốn nhiều thời gian như cách truyền thống. Mục Send To này cũng cho phép người dùng gửi file nhanh cho các ứng dụng khác như OneDrive hay Dropbox.
6. Sử dụng File History để sao lưu dữ liệu
File History là một tính năng mới được Microsoft bổ sung vào Windows 8 nhằm mục đích sao lưu dữ liệu. Nếu như trên Windows 7, người dùng sẽ phải sao lưu lại toàn bộ hệ thống mà không thể nào lựa chọn back up những thư mục riêng biệt nhằm giảm thời gian và dung lượng sao lưu thì với File History, người dùng có thể lựa chọn backup từ thư viện cá nhân riêng với nhiều loại file khác nhau và được lưu lại dưới nhiều phiên bản khác nhau trong trường hợp có thay đổi. Khi chẳng may làm mất hay thay đổi dữ liệu so với phiên bản gốc, người dùng có thể dễ dàng khôi phục lại những file đó trong trường hợp nó đã được sao lưu thông qua File History. Tính năng này có thể dễ dàng được tìm thấy bằng công cụ search trong Windows 8 với từ khóa File History.
iOS
7. Vuốt tin nhắn sang trái để xem thời gian.
Hẳn nhiều người tỏ ra khá bối rối khi trình nhắn tin mặc định của iOS không hiển thị thời gian tin nhắn đến/ đi. Tuy nhiên, tính năng này không phải không được trang bị mà đã được Apple ẩn đi nhằm làm cho giao diện nhắn tin tối giản hơn. Trong trường hợp người dùng muốn xem thời gian tin nhắn nào đó đến hoặc được gửi đi, họ chỉ cần vuốt sang trái là thông tin về thời gian của tin nhắn đó sẽ được hiển thị.
8. Dùng ứng dụng "La bàn" làm thước đo cân bằng
Ứng dụng la bàn mặc định trên iOS ngoài chức năng gúp người dùng xác định phương hướng ra còn một chức năng phụ nữa, đó là đo độ cân bằng. Để kích hoạt chức năng này, tại giao diện chính của ứng dụng, người dùng chỉ cần vuốt sang trái là chiếc la bàn sẽ biến mất và thay vào đó là giao diện của công cụ đo độ cân bằng. Công cụ này có thể đo được cả ở phương thẳng đứng hay nằm ngang, giúp ích cho người dùng trong việc xác định các vật thể đã được đặt cân hay chưa, ví dụ như treo ảnh trên tường sao cho thẳng...
9. Dùng đầu để điều khiển iOS
iPhone hay iPad là một thiết bị gần như cảm ứng hoàn toàn. Chính vì vậy, điều này có thể gây nên khó khăn cho những người dùng bị khuyết tật hoặc không có khả năng kiểm soát thiết bị thông qua màn hình. Nhận biết được vấn đề này, Apple đã trang bị lên iOS 7 một tính năng khá hay đó là điều khiển thiết bị bằng chuyển động của đầu. Mặc định thiết đặt này được vô hiệu hóa và "cất giữ" khá sâu bên trong phần cài đặt. Do đó, trong trường hợp người dùng muốn sử dụng tính năng trên, họ sẽ phải tiến hành kích hoạt và cấu hình thủ công tính năng này thông qua mục Switch Control trong Settings -> General -> Accessibility. Tại đây, người dùng chọn mục Switches => Add new switch => Camera và thiết đặt các tác vụ khác nhau khi nghiêng đầu sang trái hay sang phải, ví dụ như giảm volume khi nghiêng trái và tăng volume khi nghiêng phải.
Android
10. Chế độ định vị "tiết kiệm pin"
GPS là một trong những sát thủ ngốn pin trên hầu hết các smartphone hiện nay. Nhiều thủ thuật hướng dẫn tiết kiệm pin trên mạng thường hướng dẫn người dùng vô hiệu hóa tính năng này để có thời lượng pin cao hơn. Tuy nhiên, việc vô hiệu hóa GPS phần nào làm cho thiết bị của bạn trở nên kém "smart". Trên Android 4.4 KitKat, Google đã giới thiệu một chế độ GPS mới cho phép người dùng sử dụng tùy chọn định vị tiết kiệm pin, đổi lại là độ chính xác của việc định vị vị trí. Với tùy chọn này, người dùng vẫn có thể định vị được vị trí của mình khá chính xác thông qua việc sử dụng sóng WiFi và các trạng BTS gần đó mà không sử dụng đến hệ thống GPS, giúp ích khá nhiều cho người dùng không đòi hỏi khắt khe quá về độ chính xác của vị trí
11. Các tính năng trong chế độ nhà phát triển
Chế độ nhà phát triển trên Android là nơi chứa rất nhiều tính năng khá hay ho cho các lập trình viên để có thể theo dõi và quản lý thiết bị của mình như USB Debugging, khả năng giới hạn các tác vụ chạy nền, hiển thị thông tin CPU... Trước đây thì chế độ này hiển thị sẵn trong phần cài đặt của thiết bị. Tuy nhiên, kể từ Android 4.2 trở đi thì Google đã ẩn nó đi và buộc người dùng phải áp dụng thủ thuật để kích hoạt lên. Để đem chế độ nhà phát triển trở lại, người dùng cần vào phần Setting => About Devices/phone, kéo xuống mục Build number và chạm liên tục 7 lần. Sau đó, chế độ nhà phát triển sẽ hiển thị trở lại tại mục Setting của người dùng.
12. Xem ứng dụng nào đang chiếm bộ nhớ
Với việc kích hoạt chế độ nhà phát triển như trên, người dùng sẽ có khả năng theo dõi và can thiệp sâu vào hệ thống. Tại chế độ này, người dùng cũng có thể theo dõi xem ứng dụng nào đang ngốn bộ nhớ trên thiết bị của mình thông qua mục Process Stats trong chế độ nhà phát triển. Process Stats sẽ cho người dùng cái nhìn chi tiết về việc ứng dụng nào đang tốn bộ nhớ nhất, chiếm bao nhiêu phần trăm dung lượng, qua đó, người dùng có thể nhanh chóng đưa ra quyết định để kiểm soát các ứng dụng này.
Tham khảo: PCWorld
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet