Các loại thuốc uống tránh thai (chứa 1 thành phần: progesteron hoặc phối hợp 2 thành phần: estrogen + progesteron) có tác dụng ngăn cản rụng trứng, làm đặc chất nhày cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng vào tử cung, thường được chị em ưa chuộng hơn các biện pháp tránh thai khác (như: bao cao su, màng ngăn cổ tử cung, vòng tránh thai...).
Một vài loại thuốc có thể làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của thuốc tránh thai. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, thuốc uống tránh thai cũng có những tương tác thuốc bất lợi. Khi đang dùng thuốc tránh thai, lại phải dùng thuốc để chữa bệnh, một vài loại thuốc có thể làm giảm hoặc làm mất hiệu lực của thuốc tránh thai, dẫn đến người dùng thuốc tránh thai đều đặn vẫn bị “vỡ kế hoạch”. Trường hợp này xảy ra không nhiều, nhưng chị em đang dùng thuốc tránh thai cũng cần biết loại thuốc nào làm giảm hiệu lực hoặc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai để chủ động dùng thêm biện pháp tránh thai khác.
Thuốc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai: thuốc ngủ, an thần kinh (diazepam, phenobarbital...). Loại thuốc chống động kinh (carbamazepin, phenytoin, trimethadion, navalproate...). Thuốc chống nấm (griseofulvin). Các loại thuốc trị bệnh lao (rimifon, rifampicin...).
Thuốc làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai: Các loại thuốc kháng sinh, thuốc trị HIV, thuốc chống tăng huyết áp, các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc nhuận tràng, các loại thuốc chống đông máu, than hoạt và các chất hấp phụ (chống ngộ độc), thuốc nội tiết tuyến giáp, thuốc chống trầm cảm 3 vòng...
Để việc tránh thai thật an toàn và dùng thuốc chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất, khi đi khám bác sĩ, bạn nên cung cấp thông tin về loại thuốc tránh thai mình đang dùng để được tư vấn cụ thể.
DS. Hà Minh
- 24/11/14 18:06 4 biến chứng nguy hiểm của viêm xoang
- 22/11/14 14:46 Smartphone đang hủy hoại cột sống như thế nào?
- 22/11/14 14:38 Các nhà khoa học phát hiện gen FA (độc thân)
- 21/11/14 16:57 Sai lầm tai hại khi lạm dụng kẹo ngậm để chữa ho
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet