Nội dung

Thư viện không chỉ là nơi lưu trữ tài liệu mà còn mang giá trị kiến trúc, nghệ thuật to lớn. Dưới đây là 11 thư viện thuộc các trường học được cho là cổ xưa nhất trên thế giới, với khối lượng tài liệu khổng lồ, đặc biệt quý hiếm và nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu.

1. Thư viện trường Cao đẳng Trinity, thuộc Đại học Dublin (Dublin, Ireland)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Nằm ở trung tâm Dublin, đây là thư viện đại học lớn nhất ở Ireland, được xây dựng vào năm 1592, ít lâu sau đã được mở cửa phục vụ cho lớp sinh viên đầu tiên.

Nơi đây lưu trữ gần 5 triệu cuốn sách các loại. Nổi tiếng nhất là cuốn “Book of Kells - Cuốn sách thành Kells”. Đây là cuốn Phúc Âm văn tự Latin viết trên da bò, do các đan sĩ dòng thánh Columba chép tay và minh họa bằng tranh cùng các họa tiết màu cầu kỳ, hoàn thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ 9. Mỗi năm có 500.000 khách đến tham quan.

Tòa nhà lâu đời nhất và đẹp nhất của thư viện là Phòng đọc sách in và bản thảo.

Khu vực chính của thư viện cổ này là Phòng Dài (The Long Room), với chiều dài gần 70m, những kệ gỗ dài tối màu nhiều tầng cùng tượng bán thân của các triết gia và nhà văn lớn.

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới Bộ phim nổi tiếng Star Wars: Episode II – Attack of the Clones (2002) đã từng bị cho là dựa vào Phòng Dài để xây dựng nên cảnh phim tại thư viện của nhân vật Jedi.

2. Thư viện Đại học Al Qarawiyyin ở Fez (Morocco)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Được thành lập bởi một phụ nữ Hồi giáo, Đại học Al Qarawiyyin ở Fez, Ma-rốc, mở cửa vào năm 859. Sau khi được phục chế bởi kiến trúc sư người Canada-Ma-rốc là Aziza Chaouni, du khách đã có thể tham quan vào năm 2016.

Hình dáng hiện tại của nơi trước đây là nhà thờ Hồi giáo này là kết quả của một quá trình biến đổi lâu dài trong suốt hơn 1.000 năm. Ban đầu nhà thờ chỉ dài khoảng 30 mét với sân giữa và bốn lối đi ngang.

Thư viện có một bộ sưu tập 4.000 cuốn sách hiếm và bản thảo tiếng Ả Rập cổ của các học giả nổi tiếng trong khu vực. Các bản thảo bao gồm một phiên bản thế kỷ 9 của Kinh Koran và một bản thảo về luật pháp Hồi giáo được viết bởi triết gia Averroes (thế kỷ 10).

3. Thư viện tổng hợp Đại học Coimbra (Coimbra, Bồ Đào Nha)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Thư viện được thành lập khởi đầu cùng năm thành lập Đại học Coimbra năm 1537, sau đó được xây dựng lại năm 1725.

Thư viện được xây dựng với kiến trúc đẹp, trang trí hào phóng với phong cách Baroque (Ba Rốc, cuối TK XVII) bởi các nghệ sĩ Bồ Đào Nha đã trở thành một trong những di tích quốc gia có giá trị.

Thư viện có khoảng 250.000 bản tài liệu thuộc các chủ đề từ y học đến triết lý.

4. Thư viện George Peabody, Đại học Johns Hopkins (Maryland, Mỹ)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Nằm trong khuôn viên Peabody của Đại học Johns Hopkins, thư viện phục vụ sinh viên học tập tại Nhạc viện Âm nhạc, Ban dự bị và các bộ phận nhỏ khác của trường đại học.

Thư viện được thành lập vào năm 1852 thông qua khoản tài trợ lớn từ ngân hàng đầu tư George Peabody, mục tiêu ban đầu là tạo ra một bộ sưu tập với những tài liệu hay và mới nhất trên tất cả các lĩnh vực trừ luật và y khoa.

Hiện thư viện chứa hơn 300.000 tài liệu phần lớn có từ thế kỷ 18 và 19 với các chủ đề: tôn giáo, nghệ thuật Anh, kiến trúc, lịch sử, địa lý, văn học, du lịch thám hiểm với các bản đồ lớn…

5. Thư viện Đại học Harvard (Cambridge, Massachusetts)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Bắt đầu chỉ với 400 cuốn sách do nhà sáng lập trường John Harvard để lại vào năm 1638, hiện nay hệ thống thư viện Harvard bao gồm 73 thư viện với hơn 18 triệu bản in.

Đây chính là hệ thống thư viện đầu tiên tại Mỹ và là hệ thống thư viện tư nhất lớn nhất trên thế giới. Trung tâm là thư viện Widener ở khu Harvard Yard.

Trong hệ thống thư viện của Harvard có những sách hiếm, bản thảo, và các bộ sưu tập đặc biệt, tư liệu quý hiếm ít đâu có.

6. Thư viện Riggs, Đại học Georgetown (Georgetown, Washington, DC)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Khi mới thành lập, thư viện Riggs tự hào có một bộ sưu tập đầy ấn tượng với các bộ sách cổ. Các nhà văn bấy giờ vô cùng kinh ngạc trước số lượng lớn ấn bản đầu tiên, bộ kinh cầu nguyện từ thế kỷ 18, những bộ từ điển Trung Quốc và những bản văn Ý thời Phục hưng.

Toàn bộ kho tàng quý giá này được bảo vệ bởi các vật liệu xây dựng chống cháy như tường xây gạch, kệ tủ sách bằng sắt và sàn nhà bằng gạch đất nung.

Từng là thư viện chính của trường từ năm 1891 – 1970 trước khi bị thay thế bởi thư viện Lauinger, ngày nay, Riggs là một trong số ít thư viện sắt còn lại tại Mỹ, chủ yếu là nơi lưu trữ tài liệu của trường và sử dụng phục vụ các chức năng khác.

7. Thư viện bản thảo và sách hiếm Beinecke, Đại học Yale (New Haven, Connecticut)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Được gia đình Beinecke tặng cho nhà trường vào năm 1963, thư viện là trung tâm lưu trữ bản thảo và sách quý hiếm lớn nhất thế giới.

Nhìn từ bên ngoài, thư viện trông khác hẳn với các tòa nhà khác trong khuôn viên, mang một thiết kế mạnh mẽ hiện đại với các đường kẻ sạch. Thư viện được chiếu sáng với ánh sáng từ bên ngoài qua cửa sổ làm bằng đá cẩm thạch mờ, vừa cung cấp bảo vệ khỏi các tia có hại của ánh nắng mặt trời mà không làm không gian bị thu hẹp.

Thư viện phục vụ cho toàn bộ sinh viên, giảng viên của trường ĐH Yale, và cả những nhà nghiên cứu cần tham khảo các tư liệu đặc biệt.

8. Phòng đọc Radcliffe, Đại học Oxford (Oxford, Anh)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Phòng đọc này là một phần của Thư viện Bodleian, một trong các thư viện lâu đời nhất ở châu Âu; và là thư viện lớn thứ 2 ở Anh với hơn 11 triệu đầu sách.

Ban đầu tòa nhà lớn này đã được xây dựng để làm Thư viện Khoa học Radcliffe với cấu trúc phong cách Palladian (tân cổ điển) được hoàn thành năm 1749.

Từ 1749 đến năm 1927, thư viện là nơi lưu trữ lên đến hàng triệu vật phẩm, từ những kho sách khoa học đến các loại khác như tiền xu và các bức tượng

Đây có lẽ là thư viện bận rộn nhất tại Oxford với hơn 120.000 lượt khách tham quan, gần 300.000 hiện vật được kiểm tra, thay mới mỗi năm.

9.  Thư viện Bapst, trường Cao đẳng Boston (Chestnut Hill, Massachusetts)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Thư viện Bapst ở trường Cao đẳng Boston mở cửa năm 1924, được xem là thư viện đẹp nhất nước Mỹ. Đây còn được xem là “ví dụ điển hình nhất về kiến trúc Gothic của trường đại học ở Mỹ”.

Nơi đây được ví như “thư viện Harry Potter” bởi nhiều nét tương đồng với các cảnh quay trong bộ phim nổi tiếng Harry Potter.

Vốn là thư viện nghệ thuật, Bapst mở cửa cho toàn bộ sinh viên Cao đẳng Boston, có sức chứa hơn 400 người học với hơn 51.000 tài liệu.

10. Thư viện Powell, Đại học California, Los Angeles (UCLA)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Được xây dựng vào năm 1920 - 1929, thư viện Powell là 1 trong 4 công trình ban đầu tạo nên Đại học California, Los Angeles.

Được xây dựng theo phong cách Romanesque Revival, trông giống như một vương cung thánh đường La Mã cổ đại với lối vào tòa nhà và một loạt bề mặt khác được trang trí bằng tranh ghép phức tạp.

Đáng chú ý là mái vòm của phòng đọc sách chính được thiết kế theo lối kiến trúc đa dạng của thế kỷ 15 và 16. Đây cũng là một trong những tòa nhà lâu đời nhất trên khuôn viên trường UCLA.

11. Thư viện Đại học Giáo hoàng Lateran, Đại học Giáo hoàng Lateran (Rome, Ý)

Những thư viện trường đại học cổ xưa nhất trên thế giới

Thư viện chính của trường Đại học Giáo hoàng Lateran được thành lập năm 1854, cùng với một số thư viện nhỏ hơn xung quanh thành phố tạo nên một bộ sưu tập lớn hơn, toàn diện hơn.

Vào năm 2007, một tòa nhà mới của thư viện gồm phòng đọc được xây dựng và khánh thành bởi Đức Giáo hoàng Benedict. Đến năm 2014, thư viện có khoảng 600.000 ấn bản và một bộ sưu tập 40.000 bộ sách quý hiếm và cổ xưa.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

10 địa danh bạn nên đến khi còn trẻ

Khi còn đủ sức để bay lượn, ngao du sơn thủy bạn hãy đi hết nhưng nới bạn muốn đi, để tận hưởng được cuộc sống thú vị như thế nào. Đây là 10 địa danh bạn nên đến nè. Thiên đường hoa...

Xem thêm  

Mờ mờ, ảo ảo một con đường.

Nếu ai đã từng du lịch Đà Lạt - Nha Trang, chắc hẳn phải nhớ 1 con đèo mờ ảo mà khách du lịch thường gọi là đèo Omega. Ngoài ra nó còn biết đến với tên đèo Hòn Giao ( do chạy gần đỉnh núi Hòn...

Xem thêm  

6 bước chuẩn bị cho mỗi chuyến đi

Trong mỗi chuyến đi dù ngắn hay dài đều phải chuẩn bị đầy đủ r đừng để đi giữa đường mới phát hoảng vì bình xăng sắp cạn, thời tiết xấu hay hành lý quá nặng.Ngoài những vấn đề cơ bản...

Xem thêm