Nội dung

Ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu, điều này đồng nghĩa với việc làm gia tăng gánh nặng và áp lực cho dạ dày. Nguyên nhân là do khi lượng thức ăn được nạp vào quá nhanh thì não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày, dẫn đến dạ dày không kịp tiết dịch vị và co bóp để tiêu hóa thức ăn. Chính vì thế, bạn nên tập cho mình thói quen ăn uống từ từ để dạ dày luôn khỏe mạnh và hoạt động một cách tốt nhất.

Vừa ăn vừa uống nước

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc vừa ăn vừa uống có ảnh hưởng không tốt tới quá trình tiêu hóa. Uống nước trong khi ăn làm loãng axit clohydric trong dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên trì trệ và có khả năng dẫn đến chứng khó tiêu. Ngoài ra, khi axit clohydric bị loãng cũng có thể khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như Vitamin B12. Bởi vậy, để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn thì bạn nên từ bỏ thói quen này ngay từ bây giờ nhé.

Những thói quen ăn uống khiến dạ dày kêu cứu

Ăn uống không đúng giờ

Ăn uống không đúng giờ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày. Công việc quá bận rộn hay học tập mệt mỏi khiến bạn quên đi việc ăn uống hay vì thói quen ăn vặt mọi lúc mọi nơi nên đến bữa chính chỉ ăn được một chút ít. Chính những điều này khiến khả năng mắc các bệnh đường tiêu hóa của bạn ngày càng tăng cao. Hơn nữa, việc ăn uống không đúng giờ, đúng bữa còn làm nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, dẫn đến nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác chứ không chỉ là bệnh dạ dày.

Ăn tối quá nhiều

Ăn thật nhiều vào bữa tối và ăn đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa vốn rất khỏe mạnh của bạn dễ dàng bị suy yếu. Bởi việc ăn tối quá no hoặc ăn đêm trước khi đi ngủ không chỉ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Những thói quen ăn uống khiến dạ dày kêu cứu

Uống nhiều chất kích thích

Nếu uống nhiều rượu không chỉ làm hại gan, khiến da bị mất nước, giết chết tế bào não mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, rữa, loét hoặc xuất huyết. Ngoài ra, uống rượu còn làm chậm quá trình khỏi của bệnh loét dạ dày. Do đó, người có bệnh dạ dày, tuyệt đối không được uống nhiều rượu. Nhiều người có thói quen uống nước khi còn nóng, đặc biệt là uống trà hoặc cà phê nóng, điều này ảnh hưởng xấu đến dạ dày của bạn, gây viêm loét đường tiêu hóa.

Bỏ bữa

Theo các chuyên gia, bỏ bữa và giấc ngủ bị gián đoạn có thể góp phần làm tăng axit dạ dày, dẫn đến việc làm trầm trọng thêm các triệu trứng của loét dạ dày Bên cạnh đó, sau khi bỏ bữa, dạ dày của bạn trống rỗng khiến bạn cảm thấy đói cồn cào. Để giải quyết cơn đói, bạn thường ăn nhanh và nhiều dẫn đến tình trạng đầy bụng, ợ hơi.

Ăn uống không vệ sinh

Việc ăn uống không vệ sinh rất dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, đầy bụng, buồn nôn… Đặc biệt, trong mùa hè nóng nực, khi các loại vi khuẩn phát triển sinh sôi một cách nhanh chóng, thực phẩm rất đễ biến chất, việc ăn uống các loại thực phẩm không tươi mới sẽ khiến bạn càng dễ mắc những căn bệnh này.

Những thói quen ăn uống khiến dạ dày kêu cứu

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm