Nội dung

Dị vật đường thở

Trong dịp Tết, nhà nào cũng có những loại hạt như: hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ, kể cả hột ô mai, viên kẹo hoặc các loại đồ chơi có kích cỡ nhỏ là những loại dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em. Tai nạn xảy ra do trẻ vừa chơi đùa vừa ăn uống và nghịch với dị vật. Đây là một trong những tai nạn nguy hiểm nếu cấp cứu không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng ban đầu là ho sặc tím tái, giãy giụa, nghẹn thở thoáng qua. Sau đó bắt đầu khó thở, khò khè và ho. Gặp trường hợp này, gia đình có thể cấp cứu ngay tại nhà cho trẻ trước khi đưa trẻ đến bệnh viện bằng phương pháp Heimlich như sau:
Trẻ lớn: Đứng sau trẻ và dùng một cánh tay ôm eo, bàn tay nắm lại, ngón cái ở trên đường giữa, đặt lên bụng hơi trên rốn, dưới mũi ức. Bàn tay kia ôm lên bàn tay đã nắm và dùng động tác giật (để ép) lên trên và ra sau một cách thật nhanh và dứt khoát lặp lại động tác tới khi giải phóng được tắc nghẽn hoặc tri giác trẻ xấu đi.

Bỏng

Trong ngày lễ tết, gia đình bận rộn, công việc bếp núc cũng nhiều hơn, trẻ em chơi gần khu vực này có thể dễ đụng vào nước hay thức ăn nóng, hoặc đồ đang đun nấu. Trẻ nghịch ngợm bất cẩn kéo đổ vật nóng vào người, hay người lớn bận rộn nên để trẻ tự tắm mà không điều chỉnh nguồn nước nóng cho trẻ… Do vậy trẻ có thể không may bị bỏng, tai nạn này không chỉ gây đau đớn và nguy hiểm mà còn để lại hậu quả lâu dài ảnh hưởng tới chức năng, thẩm mỹ và tâm lý cho trẻ.
Biện pháp xử lý: Rửa nhanh vết bỏng cho trẻ bằng nước lạnh, xả thật nhiều nước nhằm làm mát vết thương trước khi đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Phòng tránh: Không để trẻ chơi ở gần khu vực bếp núc, để cẩn thận những đồ nóng khi đun nấu, tránh xa tầm tay trẻ, nên chuẩn bị nước ấm cho trẻ trước khi để trẻ tự tắm.

Những tai nạn thường xảy ra với trẻ em dịp tết

Điện giật

Ngày tết, nhà cửa dọn dẹp và đặc biệt các gia đình hay trang trí nhà cửa bằng các loại dây đèn nhấp nháy nhiều màu trên cành đào, cành mai. Những ổ cắm điện lộ thiên là đối tượng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Các dây điện dùng lâu hoặc các dây cắm không tốt là nguy cơ tiềm ẩn gây điện giật cho trẻ nhỏ.

Phòng tránh: Ngắt điện ở tất cả những dụng cụ không sử dụng, dán băng keo hoặc dùng nắp đậy các lỗ cắm điện, thay các dây điện cũ, đặc biệt lưu ý các chỗ dây điện bị gấp khúc là nơi dễ bị sờn tróc vỏ bọc, cách ly trẻ khỏi khu vực có những dây điện để lộ thiên, những dàn đèn trang trí nhấp nháy …

Dị ứng phấn hoa và nhang

Tết trong mỗi gia đình không thể thiếu những bình hoa sặc sỡ. Tuy nhiên, phấn hoa lại là một dị nguyên dễ gây dị ứng với trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có những bệnh lý viêm mũi họng. Do vậy, để tránh gây kích thích đường hô hấp ở trẻ em, gây ra các cơn ho thì hạn chế bày nhiều lọ hoa trong phòng ngủ, và để cao tránh tầm với cũng như khu vực trẻ hay nô đùa.
Ngoài ra, khói nhang cũng là một yếu tố dị nguyên dễ gây dị ứng, hắt hơi và ho cho trẻ nhỏ. Ngày Tết, các gia đình thường có thói quen thắp nhang nến trên bàn thờ liên tục. Do vậy, để phòng tránh dị nguyên này khi thắp nhang các gia đình nên mở cửa cửa sổ để khói được thoát làm loãng nồng độ trong nhà.

Những tai nạn thường xảy ra với trẻ em dịp tết

Tai nạn xe cộ

Đây cũng là nguy cơ dễ xảy ra với bé dịp Tết vì chúng thường tụ tập đùa nghịch đuổi nhau mà không để ý xung quanh. Do vậy, các mẹ nên trông con cẩn thận để tránh các sự cố đáng tiếc.

Hóc xương

Cha mẹ bận nên sự cẩn thận khi chăm sóc trẻ ít hơn, làm tăng nguy cơ bất cẩn khi lọc sạch xương trong thức ăn cho trẻ. Ngoài ra cần lưu ý các bà mẹ có thói quen hầm xương lợn để nấu cháo: trong khúc xương thường có dính những mảnh xương vụn, những mảnh xương này sẽ rơi ra khỏi khúc xương lớn khi nấu chín, trong lúc vội vàng có thể bà mẹ chỉ vớt khúc xương lớn ra mà quên mất việc lọc những mảnh xương nhỏ này.

Uống nhầm, ăn nhầm hóa chất độc hại

Nguyên nhân và dấu hiệu gợi ý: trẻ có thể bò, đi quanh nhà và vớ bất cứ thứ gì cho vào miệng chẳng hạn chai trà chanh đựng dầu hôi, thường dự trữ ngày tết để châm đèn dầu hay cồn xe nhang (rượu methanol) ở một số gia đình làm nhang bán ngày tết hoặc uống nhầm nước tro tàu (dung dịch KOH) thường được dùng làm bánh ích trong, đôi khi là các bả độc trộn thức ăn với thuốc diệt chuột, diệt côn trùng, hoặc thuốc an thần, động kinh (phenobarbital, haloperidol,...), đưa đến ngộ độc rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

Xử trí ban đầu: giúp trẻ nôn ói càng nhiều càng tốt để loại bỏ tối đa những tác nhân độc hại ra khỏi đường tiêu hóa, chú ý nên để trẻ ngồi hoặc nằm nghiêng một bên khi trẻ nôn ói để phòng ngừa hít sặc chất nôn vào phổi, sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được điều trị đúng cách.

Biện pháp phòng ngừa: phòng ngừa bằng cách không đựng hóa chất trong các chai nước giải khát hoặc các hóa chất phải để xa tầm với và tầm “thấy” của trẻ.

Những tai nạn thường xảy ra với trẻ em dịp tết

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm