1. Titan Sphere
Những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ trước là thời kì vàng son của thị trường trò chơi trên PC và nó dĩ nhiên đã khai sinh ra một giai đoạn phát triển rực rỡ của các phụ kiện chơi game. Hầu hết trong số đó là những tay cầm truyền thống, dẫu vậy không ít các sản phẩm độc đáo đã ra đời và không thể không kể đến Titan Sphere, một sản phẩm đến từ Second Generation Research Laboratories.
Bạn có thể hình dung đơn giản Titan Sphere là một chiếc tay cầm bình thường được bẻ đôi và kết nối lại với nhau thông qua một khối trụ. Lúc bấy giờ, phụ kiện này được tung ra thị trường vơi mục tiêu đánh bại phụ kiện nổi tiếng Sidewinder Force Feedback của Microsoft với đặc điểm nổi bật là Titan Sphere không cần một trụ máy cố định như sản phẩm của Microsoft do đó người chơi có thể thoải mái tương tác với phụ kiện hơn như đặt tay cầm lên đùi khi chơi chẳng hạn. Dẫu vậy, mặc dù nhận được khá nhiều phản hồi tích cực thì Titan Sphere vẫn thất bại thảm hại.
2. Trackball và bàn phím iGrip Ergonomic
Phụ kiện độc đáo được thiết kế thao dạng một chiếc boomerang này sẽ mang mọi phím bấm lại gần ngón tay của bạn hơn, do đó, người dùng sẽ không còn phải với đến một phím nào đó ở vị trí xa nữa. Thậm chí, iGrip còn được tích hợp thêm một trackball nên bạn cũng có thể quên luôn chuột máy tính truyền thống. Ở thời điểm ra đời, nhà sản xuất hứa hẹn iGrip có thể giúp người dùng gõ được từ 50 từ trở lên trên một phút. Tuy nhiên, với mức giá khá “chát” (130 USD) cùng với đó việc thay đổi thói quen sử dụng bàn phím truyền thống là không dễ nên iGrip không có được sự thành công đáng kể.
3. Thiết bị truyền xung động OCZ Neural
Đã bao giờ bạn muốn thổi bay đối thủ của mình trong một trò chơi chỉ cần thông qua ý nghĩ chưa? Nếu rồi thì hẳn bạn sẽ quan tâm đến thiết bị truyền xung động OCZ Neural.
Cụ thể, sản phẩm này lần đầu tiên được giới thiệu năm 2008, tuy nhiên, thay vì thực sự đọc được ý nghĩ của người chơi, nó hoạt động dựa trên các thay đổi về chuyển động của các cơ trên khuôn mặt. Theo đó, ví dụ như khi muốn ném lựu đạn trong trò chơi, thay vì click chuột, bạn có thể bày tỏ thái độ giận dữ và OCZ Neutral sẽ chuyển hóa thành hành động trong game.
Các nhà nghiên cứu đã khẳng định OCZ Neutral có thể hoạt động khá trơn tru nhưng không được nhiều người chú ý đến vì việc học sử dụng nó khá tốn thời gian. Bên cạnh đó sử dụng thiết bị trong thời gian dài có thể làm các cơ trên khuôn mặt phát triển không bình thường và gây ra đau đầu. Có vẻ như OCZ Neutral sẽ là một thiết bị cực kì triển vọng nếu được nghiên cứu và khai thác sâu thêm.
4. Bàn phím Safetype
Các bác sĩ đã khuyến cáo việc sử dụng bàn phím truyền thống nằm ngang trong một thời gian có những tác động cực kì xấu đến khung xương vùng tay của con người. Tận dụng đặc điểm này, bàn phím Safetype đã ra đời và được các nhà khoa học đánh giá cao bởi nó làm giảm thiểu đáng để ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng bàn phím truyền thống. Tuy nhiên, Safetype khó lòng đạt được thành công bởi các phím được đính trên phần dựng dọc của nó quá khó để nhìn thấy trong quá trình sử dụng mặc dù đã có gương hỗ trợ.
5. Điều khiển tàu hỏa Raildriver
Có một thời các trò chơi mô phỏng việc lái tàu hỏa được yêu thích đến mức một phụ kiện dành riêng cho thể loại game này được được tung ra thị trường. Phụ kiện độc đáo này có 4 cần gạt, 34 nút lập trình cùng với đó là màn hình LED hiển thị tốc độ đoàn tàu tàu đang di chuyển. Sản phẩm được bán ra trên thị trường với mức giá 199,95 USD và nhà sản xuất khẳng định nó sẽ mang lại cho người chơi trải nghiệm của việc lái một con tàu đích thực.
6. orbiTouch
orbiTouch, bàn phím độc đáo đến từ tương lai có thể là giải pháp tuyệt vời cho những người gặp vấn đề ở tay hoặc đơn giản là không muốn sử dụng các loại bàn phím truyền thống. Theo đó, orbiTouch được cấu tạo với hai khối trượt vòm, mỗi khối có 8 vị trí trượt và mỗi vị trí trượt là một số phím nhất định. Người dùng chỉ cần trượt khối vòm này để gõ các kí tự.
Nhà sản xuất cho hay một người bình thường có thể gõ được 38 từ bằng orbiTouch chỉ sau khoảng 15 đến 20 giờ làm quen với nó.
7. Force Dynamics 401
Các hệ thống mô phỏng việc lái xe hiện nay đã phát triển đến mức có thể tái tạo lại hình dáng và âm thanh trung thực của rất nhiều mẫu xe, duy chỉ có một điều chúng chưa làm được đó là cảm giác thực sự của việc cầm lái. Force Dynamics 401 ra đời để lấp đi khoảng trống này.
Thiết bị bạn đang thấy có ba màn hình chính và một ghế ngồi được đặt trên một phần bệ có thiết bị nâng thủy lực để mô phỏng chuyển động của “chiếc xe”. Theo đó, nếu bạn ngoặt tay lại ở một khúc cua, cả thiết bị sẽ nghiêng theo hay khi bạn đi qua một cung đường xấu, thiết bị nâng sẽ nâng lên hoặc hạ xuống tương ứng với các tình huống trong trò chơi.
Quả là một phụ kiện chơi game hoàn hảo, tuy nhiên, tin xấu cho những ai muốn sở hữu thiết bị này đó là nó được bán trên thị trường với mức giá “trên trời” 100.000 USD.
8. Găng tay chơi game Peregrine
Hai thập kỉ qua, kể từ khi thiết bị mở đường Power Glove của Nintendo được tung ra thị trường, đã có khá nhiều cải thiện ở các thiết bị găng tay hỗ trợ chơi game, tuy nhiên phân khúc này vẫn chưa thực sự phát triển . Đến nay, thay vì sử dụng phím bấm, những chiếc găng tay như Peregine đã có thể tận dụng cảm biến để đọc các chuyển động tay người dùng. Dẫu vậy thì có vẻ như các game thủ vẫn chưa mặn mà lắm với dòng sản phẩm này.
9. Portable Finger Mouse
Thiết bị chuột máy tính đặc biệt này có thể được sử dụng bằng cách kẹp một ngón tay của bạn để cố định và sử dụng trackball cũng như các nút chuột trái, phải y những gì chuột truyền thống làm được.
Tuy nhiên, sản phẩm không thành công bởi ý tưởng của nhà sản xuất khi làm ra nó là để sử dụng mà không cần một mặt phẳng nhất định, vậy mà chuột lại được kết nối qua cổng USB tức là bạn không thể đứng qua xa máy tính của mình để sử dụng.Trong tương lai, nếu loại chuột này được hỗ trợ các kết nối không dây như Bluetooth chẳng hạn, có lẽ tương lai của nó sẽ tươi sáng hơn.
10. Oculus Rift
Kể từ khi máy tính có thể hiển thị tốt các hình ảnh trên màn hình, con người đã mơ ước về việc sản xuất ra các thiết bị mô phỏng thực tế ảo. Giờ đây, với Oculus Riff, hiện thực hóa giấc mơ này ở thị trường đại trà dường như chỉ còn là vấn đề thời gian. Người dùng sắp được trải nghiệm các nội dung số, nhất là trong lĩnh vực trò chơi, thật chưa từng có.
Tuy nhiên, bởi Oculus Riff được phát triển theo mã nguồn mở, tức là Oculus Riff có thể hỗ trợ bất kì thứ gì các nhà phát triển lập trình, việc trải nghiệm “thực tế ảo” các nội dung không lành mạnh khi sản phẩm được tung ra thị trường sẽ là một vấn nạn mà nhà sản xuất cần tìm ra cách giải quyết.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet