Thế giới hiện đại cung cấp cho con người vô vàn tiện ích và thời gian trôi đi, chúng ta dễ dàng lãng quên những cống hiến của người đi trước. Trong thế kỉ 19, Charles Duell, ủy viên hội đồng cấp bằng sáng chế Hoa Kỳ, nhận xét rằng: tất cả các phát minh mà con người có thể thực hiện đều đã được phát minh ra hết . Hiển nhiên, nếu Duell nói những điều như vậy thì ông quả thật không có tầm nhìn, vì thế kỉ 20 và 21, con người chứng kiến sự phát triển vượt trội của khoa học công nghệ.
Tuy vậy, những lời ông nói đã thể hiện một nhận thức mà dường như đang bị lãng quên, Duell hiểu rằng những thành tựu mà con người đạt được ngày nay đều được xây dựng trên nền tảng của những phát minh từ thời xa xưa. Và có lẽ, không có nền văn hóa cổ đại nào cống hiến cho những tiến hóa của con người nhiều hơn là Trung Quốc. Sau đây là 10 phát minh nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ đại:
10. Thuốc súng
Chúng ta sẽ bắt đầu với phát minh nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời cổ đại. Theo truyền thuyết, thuốc súng tình cờ được phát hiện bởi các nhà giả kim đang trên đường tìm phương thuốc trường sinh bất lão. Trớ trêu thay, điều mà những nhà giả kim này tình cờ phát hiện là một phát minh mà có thể dễ dàng cướp đi mạng sống con người.
Ban đầu thì thuốc súng được làm từ hỗn hợp của kali nitrat (diêm tiêu), than đá và lưu huỳnh, và nó được miêu tả lần đầu vào năm 1044 trong tuyển tập “Những kĩ thuật quân sự quan trọng nhất”, biên soạn bởi by Zeng Goliang. Có giả định cho rằng thuốc súng được phát hiện sớm hơn, vì Zeng miêu tả 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau và người Trung Quốc đã sử dụng chúng làm tín hiệu pháo sáng, pháo hoa trước khi cho quân đội sử dụng làm lựu đạn thô. Qua thời gian, chúng ta nhận ra kim loại thêm vào hỗn hợp sẽ tạo ra màu sắc rực rỡ cho vụ nổ và kể từ đó pháo hoa hiện đại được sinh ra.
9. La bàn
Chúng ta sẽ đi về hướng nào nếu không có la bàn? Những nhà thám hiểm và phi công phải cảm ơn người Trung Quốc về công cụ dẫn đường giúp họ về nhà. Ban đầu, người Trung Quốc tạo ra la bàn để chỉ về hướng Nam vì họ coi hướng Nam, chứ không phải hướng Bắc, là hướng chỉ chính. Chiếc la bàn đầu tiên được tạo ra bằng đá nam châm vào thế kỉ thứ 4 trước công nguyên.
Đá nam châm là một loại quặng sắt từ mà sẽ trở nên từ hóa khi bị sét đánh, kết quả thu được một khoáng vật mà từ hóa với cả 2 cực bắc và cực nam. Chúng ta không chắc chắn ai là người nảy ra ý tưởng sử dụng nam châm để chỉ hướng, nhưng những bằng chứng khảo cổ cho thấy người Trung Quốc đã sử dụng một công cụ có hình dạng khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muôi, được cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. Vào thời xưa thì các thầy bói sử dụng hướng của chiếc muôi để chỉ về phía có linh hồn.
8. Giấy
Vẫn chưa xác định được rõ ai là người đã nảy ra ý tưởng chuyển đổi những suy nghĩ của con người thành chữ viết. Có thể là người Sumer ở vùng Lưỡng Hà, người Harappa ở khu vực Pakistan ngày nay hoặc người Kemites ở Ai Cập là người đầu tiên sáng tạo chữ viết. Nhưng chúng ta biết chắc rằng chữ viết đã xuất hiện khoảng hơn 5.000 năm trước hoặc sớm hơn. Khi ngôn ngữ phát triển, con người ghi chép lên tất cả các loại bề mặt có thể: đất sét, tre, cói và đá chỉ là một vài trong số các bề mặt được sử dụng phổ biến.
Mọi việc thay đổi khi một người đàn ông Trung Quốc, có tên Cải Luân - phát minh ra nguyên mẫu của giấy hiện đại. Thời gian trước bước đột phá này thì người Trung Quốc viết chữ trên những thanh tre mỏng và dải lụa. Nhưng vào năm 105, Cải Luân dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… để chế tạo ra giấy. Hiện vẫn chưa rõ ông đã viết những gì lên mảnh giấy đầu tiên.
7. Xe cút kít
Trung Quốc cũng có công trong việc giảm bớt gánh nặng của con người với việc phát minh ra chiếc xe cút kít. Một vị tướng sống tại thời nhà Hán tên Jugo Liang, được biết đến với việc nghĩ ra ý tưởng sử dụng chiếc xe 1 bánh dùng để chở vật nặng trong thế kỉ thứ 2. Tuy nhiên ý tưởng của Jugo vẫn còn thiếu sót vì chiếc xe cút kít không có tay cầm, nhưng về sau thì phát minh đã được cải tiến. Với sáng chế này, Jugo đã đi trước người phương Tây khoảng 1000 năm.
Ban đầu thì phương tiện được dùng với mục đích quân sự. Nhận ra lợi thế vật lý chiếc xe cút kít mang lại cho quân đội, người Trung Quốc đã sử dụng xe cút kít như rào chắn di động cũng như là phương tiện giao thông vận tải. Trung quốc giữ bí mật sáng chế của mình trong nhiều thế kỉ. Ngoài ra, một câu chuyện dân gian cổ xưa công nhận sự phát minh ra xe cút kít là của một người nông dân tên là Ko Yu vào thế kỉ thứ 1 trước công nguyên. Mặc dù sự tồn tại của người nông dân này còn là bí ẩn, nhưng có một sự liên hệ giữa Jugo và Ko: giống như vị tướng nhà Hán, người nông dân cũng giữ bí mật về chiếc xe cút kít bằng cách miêu tả nó bằng mật mã.
5. Máy ghi địa chấn
Mặc dù người Trung Quốc không thể đo chính xác động đất theo độ richter (vì độ richter chưa được phát minh ra cho tới năm 1935), họ cũng phát minh ra thiết bị phát hiện động đất đầu tiên trên thế giới : máy ghi địa chấn. Đầu thế kỉ thứ 2, nhà thiên văn học hoàng gia Chang heng đã tạo ra một chiếc máy ghi địa chấn tuyệt đẹp trong thời kì nhà Hán.
Tác phẩm của Heng là một chiếc bình bằng đồng với 9 con rồng chúc đầu xuống, cách đều nhau bao quanh thân bình. Và dưới 9 con rồng là 9 con ếch mở miệng hướng lên trên. Bên trong, một con lắc được treo bất động cho đến khi xảy ra địa chấn. Khi có tác động xảy ra, con lắc sẽ kích hoạt các đòn bẩy và một quả bóng sẽ thoát ra từ miệng rồng rơi vào miệng con ếch ở phía dưới. Máy đo địa chấn đầu tiên có vẻ đơn giản, nhưng phải đến 1500 năm sau thì các nước phương Tây mới phát triển được phiên bản của riêng họ.
4. Rượu
Vào cuối thể kỉ thứ 3 trước công nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất. Những phát hiện gần đây của các nhà khảo cổ học đã cho thấy sự lên men và tạo ra rượu đã có từ rất lâu. Mảnh gốm 9000 tuổi được phát hiện tại tỉnh Hà Nam cho thấy dấu vết của rượu. Phát hiện này chứng tỏ rằng người Trung Quốc đã tạo ra rượu đầu tiên, bởi người giữ vị trí đó trước đây, người Ả Rập cổ đại, phải đến 1000 năm sau đó mới tạo ra rượu.
3. Diều
Vào thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, Gongshu Ban và Mo Di, một nhà nghệ thuật và một nhà triết học, sáng tạo ra chiếc diều đầu tiên hình dạng chú chim bay lượn trong gió. Trải qua thời gian, người Trung Quốc đã cải tiến và thêm vào một vài chi tiết thiết kế bổ sung và sử dụng diều cho những mục đích khác ngoài giải trí.
Diều giúp đánh bắt cá dễ dàng mà không cần thuyền, chỉ cần sử dụng dây gắn và thả móc xuống nước, diều cũng trở thành công cụ trong ứng dụng quân sự, phục vụ như máy bay không người lái để thả thuốc súng xuống chiến hạm của địch. Năm 1232 , người Trung Quốc sử dụng diều để thả truyền đơn vào khu trại giam tù binh đang bị Mông Cổ chiếm đóng, đôn đốc tù binh bị bắt tại đó nổi loạn và cuối cùng họ đã đánh bại những kẻ bắt giam. Không lâu sau đó, mong muốn bay lượn kết hợp với công nghệ của diều đã giúp Trung Quốc phát minh ra tàu lượn.
2. Tàu lượn
Như đã đề cập ở trước, diều được phát minh vào thế kỉ thứ 4 trước công nguyên và vào cuối thế kỉ 6 sau công nguyên, người Trung Quốc đã tạo ra con diều đủ lớn để chịu được trọng lượng của một người có kích thước trung bình. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ai đó quyết định loại bỏ các dây giữ ở diều và chờ đợi điều bất ngờ xảy ra.
Người Trung Quốc đã sử dụng những chiếc diều không dây mà chúng ta biết ngày này là tàu lượn. Tuy nhiên, những chiếc diều này được sử dụng như một hình phạt. Hoàng đế tìm thấy niềm vui trong việc bắt phạm nhân và kẻ thù nhảy khỏi vách đá trong khi bị gắn vào tàu lượn. Một người đàn ông xấu số đã bay 2 dặm trước khi hạ cánh an toàn. Với những chuyến bay đầu tiên này, người Trung hoa đã đi trước người châu Âu 1335 năm.
1. Lụa
Người Mông Cổ, Byzantine, người Hy Lạp và La Mã..., tất cả đều không vừa lòng với những đổi mới quân sự của Trung Quốc. Tuy nhiên, chính lụa đã giúp xây dựng hòa bình giữa Trung Quốc cổ đại với các nền văn hóa khác. Lụa đã giúp liên kết Trung Quốc với thế giới bên ngoài thông qua thương mại do nhu cầu về lụa là rất cao. Việc buôn bán trao đổi lụa đã dẫn đến sự hình thành con đường đường tơ lụa huyền thoại kéo dài từ Trung Quốc đến Địa Trung Hải, châu Phi, Trung Đông và châu Âu.
Tài liệu về phương pháp làm ra tơ lụa tồn tại 4.700 năm trước. Một tài liệu có chứa một bài viết về sản xuất tơ lụa đã được tìm thấy trong lăng mộ thời Liangzhu, kéo dài 3330-2200 trước công nguyên. Trung Quốc cố gắng giữ bí mật về nguồn gốc của lụa, họ mất quyền kiểm soát bí mật khi các nhà sư đến từ châu Âu tiếp cận được trứng tằm và mang chúng trở về phương Tây.
(Theo Howstuffswork)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet