Giá trị dinh dưỡng của quả lựu
Lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp táo 1-2 lần. Thành phần nào của quả lựu cũng mang lại nhiều dưỡng chất.
Nước ép lựu: Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.
Hạt lựu: Hạt lựu chín đỏ có giá trị dinh dưỡng cao. Có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô hay rang khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và nhiều cộng dụng dược lý khác.
Vỏ lựu: Có chứa axit malic, tannin, alkaloids và các thành phần khác có hiệu quả đặc biệt điều trị tiêu chảy, kiết lỵ. Ngoài ra, các chất cơ bản của vỏ quả lựu còn có tác dụng kháng khuẩn, trị viêm rất tốt.
Hoa lựu: Hoa của cây lựu có thể làm giảm những triệu chứng khó chịu ở mũi, điều trị nôn mửa và khi gặp các vết thương như chảy máu tay chân. Khi bị té ngã trầy xước, lấy hoa lựu thả vào chậu nước ấm rồi dùng để rửa vết thương cũng tốt. Hoặc cho hoa lựu vào bát nước ấm, áp sát mắt vào để xông cũng làm giảm mói mắt.
Lá lựu: Dùng nhiều chữa bệnh ruột, tiêu hóa kém, điều trị mắt và các bệnh ngoài da.
Những người sau đây không nên ăn lựu:
- Những người bị bệnh viêm dạ dày.
- Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn bạn phải đánh răng ngay lập tức.
- Bệnh nhân cúm…
- Trẻ em cũng hạn chế ăn lựu, nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong người.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường: Tuy quả lựu có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet