Nghĩa trang Père-Lachaise
Nghĩa trang Père-Lachaise là nghĩa trang lớn nhất của thành phố Paris, Pháp và là một trong những nghĩa trang nổi tiếng nhất thế giới. Đây là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Paris, mỗi năm hàng trăm ngàn lượt người đã đến đây để được thăm viếng những ngôi mộ nổi tiếng đã có từ 200 năm qua.
Ngoài những ngôi mộ của người nổi tiếng, nghĩa trang Père-Lachaise còn thu hút với bức tượng người phụ nữ bằng đồng lớn
Du khách đến đây có thể đi lang thang hàng giờ trên các tuyến đường hay ghé qua nhà nguyện, thăm các hầm mộ cổ và lăng mộ.
Năm 1804, những người quản lý đã lập ra kế hoạch quảng bá cho nghĩa trang bằng cách khuếch trương sự kiện di chuyển mộ của nhà thơ nổi tiếng La Fontaine và nhà viết kịch Molière về Père-Lachaise. Sau đó là hài cốt của nhà triết học thời trung cổ Pierre Abélard và nhà văn Héloïse. Kể từ đó, người dân Paris bắt đầu tranh nhau giành quyền chôn cất tại Père-Lachaise bên cạnh những người nổi tiếng. Chỉ trong vòng vài năm, nghĩa trang đã phát triển từ con số vài chục ngôi mộ năm 1804 lên tới hơn 33.000 ngôi mộ vào năm 1830.
Mộ của nhà văn Bỉ Georges Rodenbach
Nhiều ngôi mộ của những người nổi tiếng được chôn cất ở đây như mộ của thi sĩ Guillaume Apollinaire, mộ phần của nhà văn Honoré de Balzac chôn cất cùng nữ bá tước Ewelina Hańska, Fulgence Marie Auguste Bienvenüe (người khai sinh hệ thống tàu điện ngầm Paris), Georges Bizet ( nhạc sĩ viết nhạc cổ điển, tác giả vở nhạc kịch Carmen nổi tiếng), Maria Callas ( ca sĩ opéra người Hy Lạp), Frédéric Chopin (nhà soạn nhạc vĩ đại người Ba Lan) và nhiều người nổi tiếng khác.
Ở nghĩa trang Père-Lachaise, mộ của Oscar Wilde, nhà văn nổi tiếng của Ireland phải được bọc lớp kính để bảo vệ di tích khỏi những người hâm mộ quá khích
Lớp kính sẽ giúp bảo vệ những du khách quá mến mộ Oscar Wilde và có mong muốn để lại nụ hôn trên mộ thi hào
Nghĩa trang Montmartre
Nghĩa trang phía Bắc, thường được biết đến với tên Nghĩa trang Montmartre, là một trong các nghĩa trang chính của Paris, Pháp. Nghĩa trang nằm trên khu khai thác đá cổ ở gần đồi Montmartre, lưu giữ những giá trị văn hóa liên quan đến lịch sử và kiến trúc của Paris.
Nghĩa trang Montmartre là nơi an nghỉ của rất nhiều nghệ sĩ , người nổi tiếng khác, chẳng hạn như nhà soạn nhạc Adolphe Adam, nhà soạn nhạc Charles-Valentin Alkan, nhà vật lý André-Marie Ampère, nhạc sĩ, ca sĩ Michel Berger, nhà soạn nhạc Hector Berlioz, nhạc sĩ Nadia Boulanger, họa sĩ Victor Brauner và những người khác.
Nghĩa trang Montmartre từng có nguy cơ bị phá bỏ do một đề án xây dựng đường trong thế kỷ 19, nhưng đã được giữ lại nhờ các cuộc biểu tình của người thân của người chết. Thay vào đó, một cây cầu sắt đã được xây dựng ở phía trên.
Một trong những ngôi mộ nổi tiếng nhất ở nghĩa trang Montmartre là của nhạc sĩ Adolphe Sax, người phát minh ra kèn saxophone
Mộ phần của nhà triết học Jean Paul Satre (người đầu tiên "dám" chê giải Nobel Văn chương) và nhà văn, nhà triết học Simone de Beuvoir
Nghĩa trang của Chó
Nghĩa trang dành cho chó (Cimetière des Chiens) nằm tại Asnières-sur-Seine, vùng ngoại ô tây bắc Paris. Nơi đây nhìn ra sông Seine, là một nghĩa trang dành cho chó và vật nuôi khác.
Mộ của một con khỉ tên Kiki ở nghĩa trang
Ngay cổng chính dẫn vào nghĩa trang là tượng và đài tưởng niệm cụ cố Chó lừng danh tên Barry thuộc Viện Cứu Tế Grand Saint Bernard bên Thụy Sĩ. Nghĩa trang của Chó tại Asnières là Nghĩa trang dành cho gia súc đầu tiên trên thế giới, do luật sư kiêm tác gia Georges Harmois và nữ ký giả Margeurite Durand khởi xướng và được hoàn tất năm 1899.
Nghĩa trang là nơi yên nghĩ của nhiều con chó nổi tiếng như Rintintin (con chó huyền thoại trong các bộ phim Hollywood), Dora, Top, Papillon, Léo, Mémère và Dick (những chú Chó cảnh sát nổi tiếng vì dân trên đất Pháp). Những ngôi mộ được đặt trong khuôn viên tráng lệ, có tính nghệ thuật , lịch sử.
Nghĩa trang Passy
Nghĩa trang Passy là một nghĩa địa của thành phố Paris nơi chôn cất rất nhiều người nổi tiếng.
Từ năm 1874 nghĩa trang Passy trở thành nghĩa trang quý tộc của Paris. Đây là nghĩa trang duy nhất thành phố có phòng chờ được sưởi ấm. Sau Thế chiến thứ nhất, bức tường của Passy được trang trí bằng một bức đắp nổi vinh danh những người lính. Nghĩa trang Passy nằm ở khu phố sang trọng bậc nhất Paris, ngay cạnh quảng trường Trocadéro, là địa điểm để ngắm nhìn tháp Eiffel.
Đây là nơi an nghỉ của những người nổi tiếng như hoàng đế cuối cùng của Việt Nam Bảo Đại, nhà văn Mỹ Natalie Clifford Barney, diễn viên Jean-Louis Barrault, nhà điêu khắc Louis-Ernest Barrias, diễn viên Julia Bartet, họa sĩ Marie Bashkirtseff.
Ngôi mộ của danh họa Edouard Manet và nàng thơ kiêm họa sĩ Berthe Morisot rất nổi tiếng nằm ở nghĩa trang
Nghĩa trang Montparnasse
Nghĩa trang Montparnasse là một trong các nghĩa trang lớn và nổi tiếng của Paris. Đây là một trong những không gian xanh quan trọng của thành phố. Người ta đã thống kê có khoảng 1.200 cây chủ yếu gồm: cây đoạn, cây hòe, trắc bách diệp, phong, cây tần bì và thông.
Đây là nơi chôn cất rất nhiều người các nghệ sĩ, chính khách và những người nổi tiếng không chỉ của nước Pháp mà còn của nhiều nước khác, trong số này có thể kể tới đại kiện tướng cờ vua người Nga Alexandre Alekhine, nhà thơ Charles Baudelaire, triết gia Simone de Beauvoir, nhà văn Samuel Beckett.
Nghĩa trang cũng có các tác phẩm của nhà điêu khắc Niki de Saint Phalle, được dùng tô điểm cho ngôi mộ hai người bạn của cô
Nơi an nghỉ của nhà phát minh Charles Pigeon và vợ có bức tượng bằng đồng to ngang người thật nằm nghỉ trên giường
Điện Invalides
Đây là nơi an nghỉ của hoàng đế Napoléon Bonaparte cùng nhiều nhân vật nổi tiếng khác như Vauban, Turenne, Napoléon II.
Vương cung thánh đường Thánh Denis
Đây là nơi đặt thi hài của rất nhiều thành viên hoàng gia Pháp qua các thế kỉ, trong đó có hầu hết các vị vua và hoàng hậu Pháp. Từ khoảng thế kỉ 3 đã tồn tại một nghĩa địa của người Gaule và La Mã ở Saint-Denis.
Đến thế kỉ 4, lăng mộ đầu tiên được xây dựng tại đây. Một thế kỉ sau đó, Thánh Geneviève đã mua lại phần đất xung quanh nghĩa địa và cho xây dựng một nhà thờ đầu tiên.
Có 3 vị vua của nước Pháp được mai táng trong hầm mộ của thánh đường Thánh Denis
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet