Cá nóc (Nhật Bản): Nếu không chế biến đúng cách (loại bỏ hết phần gan và buồng trứng), người ăn thịt cá nóc có thể chết trong vòng vài tiếng. Để chế biến được thực phẩm này, đầu bếp ở Nhật phải thực tập 3 năm. Chợ bán cá nóc lớn nhất Nhật Bản là Shimonoseki. Ngày nay bạn có thể mua trong siêu thị.
Thịt cá nóc không được chế biến đúng cách có chứa tetrodotoxin, làm tê liệt cơ bắp, dẫn tới ngạt thở. Hiện vẫn chưa có thuốc giải, nhưng nạn nhân có thể sống sót nếu được hỗ trợ thở bằng máy cho tới khi chất độc tan dần. Nếu bạn sống sót trong vòng 24 tiếng đầu tiên sau khi trúng độc thì khả năng qua khỏi tương đối cao.
Cua biển (Mỹ Latin): Dù bệnh tả đã điều trị được, bạn hãy nhớ quy tắc “nấu kỹ, đun sôi, lột vỏ” khi ăn hải sản. Đầu những năm 1990, một nhóm khách du lịch đã bị bệnh tả do ăn cua ở vùng Mỹ Latin. Tôm, trai, sò... đều có thể mang virus bệnh này. Bệnh tả có thể gây chết người nếu nạn nhân bị mất nước quá nhiều.
Phô mai giòi Casu Marzu (Sardinia, Italy): Món đặc sản khá khó nuốt này được làm từ sữa cừu, chúng có vị khá giống phô mai Gorgonzola. Nhưng nếu nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy những con giòi lúc nhúc. Loại này đã bị EU cấm, nhưng những người thích ăn vẫn khẳng định giòi còn sống thì phô mai vẫn ăn được. Hiện ở Sardinia vẫn có người bán chui. Tuy nhiên, khi bạn ăn món đặc sản đáng sợ này, những con giòi có thể sống sót và làm tổ trong ruột, gây nôn mửa, tiêu chảy và rút ruột nặng trước khi ra ngoài theo đường hậu môn.
Bạch tuộc “ngọ nguậy” Sannakji (Hàn Quốc): Nakji là một loại bạch tuộc nhỏ được phục vụ ở các nhà hàng Nhật Bản và chợ cá Noryangjin ở Seoul. Các xúc tu được cắt và ăn ngay khi chúng vẫn còn giãy giụa trên đĩa, hoặc nếu can đảm hơn, bạn có thể ăn sống cả con. Vấn đề là các giác hút trên xúc tu vẫn có khả năng dính cực chặt trong miệng hoặc cổ họng, dễ dàng gây hóc hay ngạt thở. Ở Hàn Quốc, mỗi năm có khoảng 6 người chết vì món này. Nếu đủ can đảm, bạn nên nhai kỹ và uống thật nhiều nước, tránh ăn món này lúc đang say.
Ếch bò khổng lồ (Namibia): Có thể nói lý do người Pháp thích ăn đùi ếch, chỉ phần đùi thôi, là các phần còn lại của con ếch (đặc biệt là da và nội tạng) đều có thể chứa độc. Tuy nhiên, thịt ếch được coi là món đặc sản ở Namibia. Người dân nơi đây cho rằng khi ăn thịt ếch sau mùa giao phối thì lượng độc đã giảm đi rất nhiều. Nếu không may ăn phải phần chứa độc, bạn có thể sẽ mắc Oshiketakata, một chứng bệnh tạm thời về thận, cần tới bệnh viện ngay lập tức. Một số trường hợp không được cấp cứu kịp thời đã tử vong.
Hạt Ackee (Jamaica): Phần màu đỏ và đen của loại hạt này rất độc, có thể gây chết người. Phần màu vàng bên trong là một loại thức ăn phổ biến ở Jamaica. Nếu ăn phải phần màu đỏ và đen, bạn sẽ bị nôn mửa, co giật thậm chí tử vong do lượng đường trong máu giảm mạnh.
Phần màu vàng được dùng để làm món đặc sản của Jamaica - hạt Ackee và cá kho mặn.
Cá Blaasop sọc bạc (các quốc gia Địa Trung Hải): Nhiều ngư dân đã chết vì ăn loại cá này. Chất độc có trong gan và cơ quan sinh sản của chúng có thể gây tê liệt, khó thở và thậm chí tử vong.
- 11/03/15 13:25 Móc khóa cục bông - món phụ kiện giúp túi xách "nổi bần bật"
- 11/03/15 05:59 Căn phòng để quần áo trong mơ liệu có còn xa xỉ?
- 09/03/15 07:59 Rơi nước mắt với 16 bức ảnh kể về hành trình đến lớp của các em nhỏ
- 05/03/15 17:23 Tóc Tiên đăng đàn "chỉnh" fan vì tội "nói hỗn" với ca sĩ đàn chị
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet